Bài toán nan giải trong việc giải quyết “tàn dư Olympic” mang tên Sân vận động quốc gia mới

Sân vận động quốc gia mới ở Yoyogi là nơi tổ chức lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội vừa qua. Ban đầu, một sân vận động quốc gia đã được xây dựng để phục vụ cho kỳ Olympic lần trước (Tokyo Olympic 1964). Vì Thế vận hội năm nay, Sân vận động đã được xây dựng lại trên nền Sân vận động cũ.

Ảnh https://nordot.app/787964751913582592

Hiện tại việc xử lý sân vận động đang trở thành đề tài tranh luận lớn, sau khi đã bỏ ra 156,9 tỷ Yên để tái xây dựng.

Không ai muốn mua lại nơi này cả.

Sân vận động thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ. Họ dự định sau Thế vận hội sẽ bán lại sân cho một doanh nghiệp nào đó.

Tuy nhiên, sau khi đàm phán với một số công ty như Tokyo Gas – một cổ đông lớn của FC Tokyo ở J League hay Mercari – cổ đông của Kashima Antlers,… họ đều bị từ chối.

Nếu không bán được, sân vận động sẽ tiếp tục hoạt động dưới thẩm quyền của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ và tiêu tốn 2,4 tỷ Yên mỗi năm.

Không có đủ ngân sách.

Sân vận động có tiềm năng lớn vì nằm ở vị trí đắc địa của Tokyo, thế nhưng, cơ sở thiết bị ở đây đều đang trong tình trạng dở dang, không chỉn chu. Sân không có mái che, không thể lắp đặt hệ thống âm thanh và điều hòa, vì vậy không thể dùng để tổ chức hòa nhạc.

Nếu muốn sửa chữa sẽ tốn thêm rất nhiều tiền, vậy nên đây không phải phương án khả thi.

Nói ngắn gọn, Bộ đã chi 156,9 tỷ Yên để xây dựng một sân vận động vô dụng sau Olympic và phải tốn 2,4 tỷ Yên mỗi năm để duy trì vì không có phương án xử lý.

Ảnh https://melos.media/hobby/50265/

Ban đầu, Thế vận hội được dự tính tổ chức với kinh phí nhỏ, thế nhưng cuối cùng Olympic 2020 lại trở thành sự kiện tốn kém nhất từ trước đến nay. Tệ hơn nữa, cơ sở vật chất của sự kiện là những công trình được xây một cách cẩu thả.

Tinh thần của Thế vận hội là ‘Moving Forward’ – tức là tiến về phía trước. Nhưng làm sao Nhật Bản có thể tiến bước trong địa ngục nợ nần đây…

Kengo Abe
Xem thêm: