Không có khiên chắn, Samurai có những cách độc đáo khác để phòng thủ

Nhiều người trên thế giới bị mê hoặc bởi sự lạnh lùng và bất cần trong hình ảnh của các Samurai, trên tay cầm thanh Katana, trên người không manh giáp, chỉ có bộ quần áo mỏng manh.

Chỉ khi tham gia những trận chiến chính thức, Samurai mới mặc áo giáp. Thế nhưng trong đời sống cũng có vài trường hợp Samurai phải chiến đấu trong bộ thường phục. Phim ảnh thường chỉ thể hiện khoảnh khắc này do đó không có mấy người hình dung Samurai trong bộ giáp nhỉ.

Hình ảnh các vị Samurai đấu kiếm trong thị trấn cũng ngầu thật đấy, nhưng thực tế điều này lại gây phiền toái lớn cho những người xung quanh.

Nếu Nhật Bản có Samurai, ở Châu Âu có hiệp sĩ, và đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa họ. Hiệp sĩ có khiên còn Samurai thì không.

Ảnh https://www.pinterest.jp/pin/239605642654305745/

Áo giáp và khiên để bảo vệ cơ thể trước đòn tấn công của kẻ thù. Sau khi đỡ đòn, hiệp sĩ lập tức dùng kiếm chống trả – Đây là cách chiến đấu của hiệp sĩ. Tại sao Samurai không làm điều tương tự? Bạn có biết vì sao không?

Vấn đề lớn nhất ở đây chính là thanh kiếm. Loại kiếm của hiệp sĩ có thể cầm bằng một tay, còn tay kia có thể cầm khiên. Tuy nhiên, kiếm Nhật lại được thiết kế để cầm bằng hai tay, vì vậy họ không thể cầm thêm khiên.

Tuy nhiên, Samurai cũng có một loại khiên, loại khiên này không cần cầm trên tay.

Ảnh https://kaikore.blogspot.com/2017/06/japanese-hields.html

Những chiếc khiên này rất to, có thể gắn vào thuyền hoặc dựng trên mặt đất ở chiến trường. Tuy nhiên, trong trận chiến, tính cơ động là yếu tố cực kỳ quan trọng, và vì không thể cầm theo trên tay, những lá chắn này không có quá nhiều vai trò. Lá chắn chỉ hữu ích khi đối phó với một binh đoàn dùng súng, thế nhưng vừa đấu kiếm vừa cầm theo là vô cùng bất tiện.

Vậy các Samurai đã dùng gì để phòng thủ?

Trên chiến trường, Samurai sẽ mặc áo giáp, vậy nên áo giáp sẽ giúp họ đỡ đòn. Người này vung kiếm chém xuống, người kia đưa đầu (có mũ giáp) ra đỡ… nghe khá là mạo hiểm nhỉ.

Thật ra Samurai có thể né đòn, nhưng để làm vậy đòi hỏi họ phải mạnh và nhanh nhạy hơn đối thủ rất nhiều. Tuy nhiên, trường hợp né được đòn hiếm khi xảy ra.

Vậy còn lúc Samurai mặc thường phục thì sao? Trong lúc đi dạo phố, Samurai chỉ mang theo một thanh kiếm và không mặc áo giáp. Khi đó, cách phòng thủ duy nhất là dùng kiếm.

Kiếm Nhật nổi tiếng sắc bén, thế nhưng, kiếm quá sắc bén đồng thời dễ sứt mẻ. Vì vậy, Samurai sẽ dùng phần sống gươm (cạnh cùn của kiếm) để đỡ đòn.(Số 6 trong hình)

Ảnh: Pinterest

Nhiều thanh gươm có vết xước ở phần sống gươm chính là do bị dùng để đỡ đòn.

Tuy nhiên, nếu làm điều này nhiều lần, lưỡi kiếm sẽ bị biến dạng và không còn sắc bén như ban đầu. Do đó, khi đối đầu với nhiều kẻ thù, Samurai cần có nhiều kiếm.

Trong các bộ phim Samurai của Nhật Bản, khi bị kẻ thù bao vây và tấn công, Samurai sẽ đỡ đòn bằng kiếm rồi mới phản công => điều này sai so với thực tế!

Trước khi tham chiến, Samurai sẽ đặt kiếm ở nhiều nơi khác nhau và đôi khi cũng sử dụng lại thanh kiếm của kẻ thù mà Samurai đó đã đánh bại.

Thế nhưng, cách phòng thủ này không dễ thực hiện. Nếu đối thủ “nắm thóp” chuyển động của Samurai, họ sẽ nhanh chóng nhắm tới và chém vào tay chuẩn bị nhận kiếm. Ngoài ra, Samurai có thể tự chém mình.

Trong Kento (kiếm đạo Nhật Bản), kiếm sĩ sẽ không được tính điểm nếu không tấn công đúng vị trí. Tuy nhiên, trong một trận đấu sinh tử, kiếm trúng vào đâu cũng sẽ gây thương tích cho kẻ thù.

Vậy, cách phòng thủ tốt nhất là gì?

Người Nhật có câu:

“Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất.”

Nói cách khác, nếu bạn tấn công trước và hạ gục đối thủ, bạn sẽ không cần phòng thủ. Lý thuyết là vậy, nhưng điều này có nghĩa là bạn phải có ý định giết đối thủ trước cả khi đối thủ có ý định giết bạn… Tóm lại chuyện sinh tử không đùa được đâu.

Thực ra, vẫn còn có một câu nói khác, phòng trường hợp không giết được kẻ thù.

Ảnh https://www.fashion-press.net/news/45460

“Chạy thoát là chiến thắng.”

Bỏ chạy cũng được, chỉ cần còn sống tức là chiến thắng.

Các bạn sẽ chọn phương án nào?

Kengo Abe
Xem thêm: