Câu chuyện bất công về cặp đôi cảm tử Nhật Bản không phải ai cũng biết
Có lẽ nhiều bạn đã quá quen thuộc với cái tên Kamikaze – Đơn vị tấn công đặc biệt của Nhật Bản, dùng máy bay của mình lao thẳng vào tàu chiến quân Mỹ.
Hiếm có chiến lược tấn công điên rồ nào khiến quân đội Mỹ khiếp sợ như Kamikaze hay Banzai attack.
Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/155676
Thật ra người Nhật còn thực hiện chiến thuật cảm tử này ở một nơi khác mà ngay cả người Nhật cũng không biết. Nơi đó chính là Trung quốc, trong cuộc chiến chống lại Nga.
Nhật Bản chiếm một phần lãnh thổ của Trung Quốc, thành lập chính phủ bù nhìn, tạo ra một quốc gia. Thời điểm bấy giờ có khá nhiều người Nhật sống ở vùng này, không chỉ binh lính mà có cả thường dân.
Vì bại trận nên quân Nhật phải rút lui, thế nhưng quân địch vẫn tiếp tục tiến tới. Những người lính Nga bắt tù nhân – dân thường làm lính. Cuộc sống của người Nhật ở vùng này không khác gì địa ngục.
“Mang phụ nữ ra đây”
Đây là câu nói cửa miệng của lính Nga. Vì vậy mà phụ nữ cố tình cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc đầu cho giống đàn ông, sau đó bỏ chạy. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều phụ nữ bị bắt và đưa đến Nga để làm nô lệ tình dục.
Vào cuối Thế chiến II, xe tăng Nga đã được hoàn thiện, vô cùng lợi hại, có thể đứng vững trước cả bom và tên lửa, nhưng phải chịu thua trước chiến thuật tự hủy của Đơn vị đặc công Nhật tại Trung Quốc. Họ dùng máy bay lao thẳng vào xe tăng.
Đây là một câu chuyện vẫn được lưu lại về binh đoàn cảm tử trên.
Hai năm sau chiến tranh, có thông tin rằng quân Nhật đã chở phụ nữ trên máy bay và tiến hành tấn công lần nữa. Tại sao lại sau hai năm? Tại sao lại có phụ nữ?
Mục đích của việc này là giúp người Nhật chạy thoát. Nhiều người Nhật chạy trốn đến Hàn Quốc và đi thuyền đến Nhật Bản nhưng quân đội Nga đuổi nhanh về phía Nam và bắt kịp rất nhiều người. Nếu bị bắt, họ sẽ trở thành nô lệ ở vùng Siberia lạnh giá. Nhiều người muốn đồng đội của mình trốn thoát, vì vậy họ đã chấp nhận thế thân.
Đơn vị tấn công đặc biệt này được gọi là Thần Châu Bất diệt (shinshuu fumetsu tokubetsu kougekitai)
Shinshuu (Thần Châu) ám chỉ Nhật Bản. Từ này có nghĩa là “nơi Thần ngụ”, hiện đã không còn được sử dụng.
Do đó tên của binh đoàn này mang ý nghĩa đơn vị tấn công đặc biệt, vì một Nhật Bản bất tử.
Trong số quân cảm tử có một cặp vợ chồng.
Ảnh https://www.asahi-net.or.jp/~un3k-mn/0815-sinsyu.htm
Tetsuo Tanifuji đã trò chuyện với vợ mình, Asako, một ngày trước cuộc tấn công đặc biệt để không mất quyết tâm. Vợ anh trả lời:
“Cho dù em có được cứu, hoặc giả như em bị quân Nga bắt và phải làm nô lệ cho chúng, em thà cùng anh – người chồng yêu dấu của em, lao vào quân thù và cùng chết. Làm ơn hãy mang em theo.”
Sau đó, 11 người trong quân đoàn bao gồm cả họ đã hy sinh vào ngày hôm sau
Dưới đây là những phán xét của quân đội Nhật nói về hành động của ông bà Tanifuji:
・ Cuộc tấn công đặc biệt đã vi phạm lệnh đầu hàng
・ Việc chở thêm phụ nữ là vi phạm luật quân sự
Kết quả: gia đình của những người khác được chứng nhận là những người sống sót sau chiến tranh. Người thân của ông Tanifuji không được chứng nhận. Không được chứng nhận đồng nghĩa với việc không có lương hưu cho gia đình tang quyến. Họ đã cố gắng bảo vệ người Nhật nhưng cuối cùng lại không được cảm ơn mà còn bị đối xử như những kẻ vi phạm quân luật.
Việc đi đến kết luận về sự vi phạm của hai vợ chồng rất đơn giản, nhưng điều gì sẽ xảy ra với những người Nhật khác nếu họ không thực hiện cuộc tấn công đặc biệt? Điều gì sẽ xảy ra với Asako nếu hai vợ chồng không chết cùng nhau? Cho dù điều gì xảy ra thì kết quả cũng đều rất buồn.
Tôi hy vọng rằng thảm kịch này sẽ không xảy ra lần nữa, không chỉ Nhật Bản mà bất cứ nơi nào trên thế giới.
Kengo Abe