Nữ học giả nghiên cứu về nguyên nhân, tác động vấn đề ‘nhạy cảm’ của đàn ông Nhật Bản

Tomomi Shibuya, phó giáo sư tại Đại học Tokyo Keizai là tác giả của cuốn sách “Nihon no houkei, otoko no karada no 200 nenshi,” hoặc “Chuyện không cắt bao quy đầu dương vật ở Nhật Bản: Lịch sử 200 năm về cơ thể đàn ông”.

Ảnh Mainichi

Mặc dù không có vấn đề gì nếu giữ gìn vệ sinh tốt, nhưng tại sao nhiều đàn ông Nhật Bản lại xấu hổ khi không cắt bao quy đầu? Tomomi Shibuya, phó giáo sư tại Đại học Tokyo Keizai, chuyên về xã hội học giáo dục và lý thuyết giới tính, đã nghiên cứu câu hỏi này trong 12 năm.

Kết quả công trình nghiên cứu của cô được giới thiệu trong cuốn sách do Chikumashobo xuất bản vào tháng 2 năm 2021: “Nihon no houkei, otoko no karada no 200 nenshi”, tạm dịch là “Chuyện không cắt bao quy đầu dương vật ở Nhật Bản: Lịch sử 200 năm về cơ thể đàn ông”. Nữ học giả chuyên nghiên cứu lịch sử tình dục nam giới đã khám phá ra điều gì trong các cuộc điều tra về thái độ với việc cắt bao quy đầu của nam giới Nhật Bản theo thời gian?

***Cảnh báo: Bài viết sau có chứa ngôn ngữ liên quan đến tình dục. Người đọc nên cân nhắc.

Trải nghiệm đã truyền cảm hứng cho nghiên cứu của Shibuya đến từ những ngày còn học trung học cơ sở.

Trên chuyến tàu đến trường, cô nhìn thấy những người đàn ông mặc vest nghiêm chỉnh, những người trạc tuổi cha cô đang đọc lướt các tạp chí có hình gravure của nữ thần tượng hoặc các bài báo về tình dục. Những người đàn ông luôn giữ vai trò hình mẫu người chồng, người cha tốt khi ở nhà, hoặc là thành viên có giá trị trong xã hội, đã công khai đọc loại tài liệu này trên đường đi làm của họ. Đây là điều được xã hội Nhật Bản chấp nhận, và cũng từ đó khơi dậy sự quan tâm của Shibuya đối với tình dục nam giới.

Trong quá trình học sau đại học, cô đã được truyền cảm hứng từ công trình nghiên cứu của giáo sư danh dự Kunimitsu Kawamura từ Đại học Osaka, người đã nghiên cứu những thay đổi lịch sử về các giá trị liên quan đến trinh tiết phụ nữ.

“Khi đó, tôi nghĩ rằng tôi sẽ nghiên cứu về trinh tiết của nam giới. Dù là loại đàn ông nào, ai cũng bắt đầu là trai tân. Nghiên cứu của tôi sẽ mang lại cái nhìn cơ bản về đàn ông” – cô mô tả con đường vạch ra, chính thức nghiên cứu chủ đề này.

Cuốn sách của nữ học giả có tựa “Nippon no dotei” hay “Trai tân Nhật Bản” được Bungeishunju xuất bản năm 2003. Cuốn sách xem xét những thay đổi trong thái độ đối với trinh tiết trước và sau Thế chiến II.

Qua nghiên cứu này, Shibuya nhận ra rằng, giống như trinh tiết, việc không cắt bao quy đầu cũng được coi là điều đáng xấu hổ. “Tôi lờ mờ biết rằng đa số đàn ông Nhật không cắt bao quy đầu và nếu được giữ sạch sẽ thì không thành vấn đề, nhưng tôi tự hỏi tại sao điều này lại đáng xấu hổ đến mức như vậy”. Khi công bố kết quả nghiên cứu của mình tại một cuộc họp vào năm 2008, cô nhận ra nam giới rất quan tâm đến chủ đề này. Cô ấy đã tự mình tham gia vào một cuộc điều tra toàn diện, tìm hiểu sâu hơn với khoảng 2.000 nguồn tin.

Cuốn sách của cô về chủ đề này lấy dữ liệu từ các cuộc khám sức khỏe về bệnh hoa liễu (gọi phổ biến ở Nhật Bản là “M-ken”) được thực hiện trong quân đội, tại trường học và các nơi khác trong những năm trước và sau chiến tranh.

Ý tưởng văn hóa rằng không cắt bao quy đầu là một nguồn gốc của sự xấu hổ đã được xác nhận trong nhiều nguồn khác nhau có niên đại từ thời Edo (1603-1867). Shibuya nói “Từ rất lâu, trong những bài thơ tranh senryu thời Edo đã bao gồm sự chế nhạo việc chưa cắt bao quy đầu, và bản thân từ này cũng xuất hiện trong các ghi chú y tế của bác sĩ Hanaoka Seishu (1760-1835)”.

Khi nào và tại sao sự xấu hổ này lại xuất hiện không phải là điều mà nghiên cứu của Shibuya có thể khám phá ra. Được biết, đó là một thái độ đã được truyền lại và Shibuya đề cập đến nó như mộtnỗi xấu hổ bản địa.”

Cuốn sách của cô cũng cho thấy một “sự xấu hổ được tạo nên” khác. Khởi nguồn của nó là từ những năm 1980, khi phẫu thuật cắt bao quy đầu trở thành một “ngành kinh doanh” với sự xuất hiện phổ biến của các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

Trong số các bài báo và quảng cáo mà cô tìm thấy liên quan đến bao quy đầu trên các tạp chí và ấn phẩm dành cho nam giới trước đây, nhiều người cho rằng “giữ bao quy đầu là điều gì đó thấp kém, bị coi là xấu hổ”. Đó là một hình thức Marketing – “bán hàng tinh vi”, hướng người tiêu dùng tới cảm giác tự ti và sợ hãi để khiến họ đăng ký dịch vụ.

Mặc dù một số bài báo trông rất bình thường, một phần ba đến một nửa trong số chúng thực chất là những bài quảng cáo có nội dung mang tính “trói buộc”. Các quảng cáo y tế được Đạo luật Chăm sóc Y tế kiểm soát chặt chẽ, chỉ những “sự thật” mới được phép quảng cáo. Nhưng trên thực tế, các bài báo liên quan vẫn chưa được kiểm tra.

Khi hoạt động cắt bao quy đầu trở thành một công việc kinh doanh, nhiều vấn đề đã nảy sinh. Đầu tiên, mặc dù giá phẫu thuật được niêm yết ở mức 200.000 yên, với các tùy chọn đi kèm, tổng giá được báo cáo đã lên tới 2 triệu yên trong một số trường hợp. Trong một cuộc điều tra năm 2016 của Trung tâm Các vấn đề Người tiêu dùng Quốc gia Nhật Bản, hơn 40% nam giới bày tỏ sự không hài lòng sau cuộc phẫu thuật.

Shibuya cho biết vấn đề không chỉ dừng lại ở nam giới. Một số bài báo trên tạp chí nhắm vào nam giới trẻ bao gồm “ý kiến ​​từ phụ nữ” trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như “Bao quy đầu là không thể chấp nhận được”“Phụ nữ ghét dương vật chưa cắt bao quy đầu”.

“Các bác sĩ phẫu thuật cắt bao quy đầu trên các trang quảng cáo là nam giới và ban biên tập loại tạp chí này hầu hết là nam giới. Nam giới là người yêu cầu các bài báo này và cũng chính nam giới quyết định xuất bản chúng để những người đàn ông khác đọc, với thông tin rằng tất cả phụ nữ đều ghét bao quy đầu.”

Đối với Shibuya, yếu tố quyết định đằng sau việc phẫu thuật cắt bao quy đầu của nhiều nam giới là sự đồng nhất, mối ràng buộc giữa các thành viên cùng giới tính không bao gồm yếu tố tình dục hay lãng mạn.

“Trong xã hội đồng tính luyến ái nam, có quan điểm cho rằng một người đàn ông được công nhận như vậy nếu anh ta có thể ‘có một người phụ nữ.’ Những thứ không thể khác được coi là loại thứ hai. Những tuyên bố như ‘Nếu dương vật của bạn vẫn có bao quy đầu thì bạn không thể giữ được phụ nữ’ là một kiểu ‘đe dọa’.’Trai tân’, ‘hói’, ‘dương vật ngắn’,…tất cả các vấn đề ám ảnh này cũng dựa trên cấu trúc tương tự.”

Làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ vòng lặp này?

Câu trả lời nằm ở giáo dục.

“Dạy về bao quy đầu một cách chính thức, rõ ràng như một phần của giáo dục giới tính là điều quan trọng. Tất nhiên vấn đề vệ sinh cũng quan trọng, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng việc không cắt bao quy đầu là bình thường và không đáng xấu hổ. Mấu chốt là phải giáo dục được rằng không cần phải mặc cảm về cơ thể của bạn, cơ thể của mỗi người đều đặc biệt. Ngay cả trong các bạn nam với nhau, việc chế nhạo cơ thể người khác là hành vi quấy rối. “ –  Shibuya cho biết.

Có lẽ bác bỏ quan điểm cho rằng có bao quy đầu là đáng xấu hổ có thể giúp dẫn đến việc tạo ra một xã hội dễ sống hơn cho cả nam giới và phụ nữ?

Hồ sơ: Tomomi Shibuya

Nữ học giả sinh ra tại thành phố Osaka vào năm 1972, cô hoàn thành chương trình học của mình tại Trường Giáo dục Sau đại học ở Đại học Tokyo. Chuyên môn của cô là lý thuyết giới tính, đồng thời Shibuya cũng nghiên cứu lịch sử K-pop Hàn Quốc và hài kịch Nhật Bản. 

Sacchan
Xem thêm: