Nhìn lại thiệt hại của những lần núi Phú Sĩ phun trào trong quá khứ – lần phun trào sắp tới có thể sẽ kinh khủng gấp đôi!

Vào ngày 20/8/2021 núi Phú Sĩ sẽ phun trào! – Trong bài viết trước, Japo đã đề cập đến chủ đề này. Đây là lời tiên tri được cho là có tỷ lệ chính xác đến 90%, xuất phát từ một bộ Manga ăn khách. May thay, kết quả thực sự khiến chúng ta nhẹ nhõm.

Tuy nhiên, tỷ lệ núi Phú Sĩ phun trào là 100%, các nhà địa chấn học cũng đã xác nhận điều này. Vấn đề là khi nào sự phun trào sẽ xảy ra.

Núi Phú Sĩ đang được quan sát 24/24, không biết lần phun trào sắp tới sẽ gây ra những ảnh hưởng gì. Hãy cùng nhìn lại lịch sử những vụ phun trào trong quá khứ.

Lần phun trào cuối cùng xảy ra 300 năm trước.

Lần gần nhất núi Phú Sĩ phun trào là khoảng thời gian vẫn còn nhiều Samurai. Trong phạm vi đo lường được, núi đã phun trào 180 lần trong 5,600 năm qua, vì vậy trung bình cứ 31 năm núi lại phun trào một lần.

Đã rất lâu rồi núi Phú Sĩ không phun trào.

Vụ phun trào của núi Phú Sĩ cách đây 300 năm không phải từ đỉnh mà là từ bên hông.

Theo ghi nhận, 37 căn nhà trong một ngôi làng nằm cách núi Phú Sĩ 10km đã bị quét sạch. 39 tòa nhà còn lại sau đó cũng sập do sức nặng của tro núi lửa.

Tro núi lửa có thể bay xa và tích tụ ở nơi cách vụ phun trào 100km. Một số nơi bị tro phủ không thể trồng trọt, và khiến ngày càng nhiều người bị ho khan.

Hiện tại, lượng dung nham tích tụ bên dưới núi Phú Sĩ đã tăng gấp đôi so với lần phun trào trước.

Đúng vậy, thiệt hại lần tới sẽ không chỉ ở quy mô nhỏ như trên nữa!

Núi Phú Sĩ đã tồn tại được 2000 năm, thật ra, núi chưa bao giờ phun trào từ phần đỉnh. Rất khó để dự đoán được dung nham sẽ phun trào ở vị trí nào xung quanh thân núi. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác nhận có 44 miệng núi lửa, sau khi tiếp tục nghiên cứu, con số này lên đến 252.

Việc không xác định được núi sẽ phun trào từ đâu thực sự rất đáng sợ. Dung nham được dự đoán sẽ lan đến tỉnh Kanagawa, thiêu rụi mọi thứ trên đường đi. Thiệt hại đối với mùa màng do tro núi lửa gây ra sẽ ảnh hưởng đến tất cả các tỉnh trong vùng Kanto.

Tại một thị trấn gần đó, kính cửa sổ sẽ bị vỡ do va chạm vào thời điểm phun trào, dung nham và tro núi lửa sẽ bắn ra khắp nơi. Thiệt hại về kinh tế sẽ là 2.500.000.000.000 yên.

Để dự đoán phun trào, cách duy nhất chính là dựa vào tình hình động đất. Sau một trận động đất, núi Ontake đã phun trào 11 phút. Không thể sơ tán người dân kịp thời được.

Hơn nữa, cho dù thoát khỏi thiệt hại do phun trào, người dân vẫn phải đối mặt với những thảm họa thứ cấp.

Trong lần phun trào cách đây 300 năm, tro núi lửa đã chất đống dưới đáy sông và gây ra đại hồng thủy sau mưa lớn của một cơn bão.

Thiệt hại này sẽ kéo dài, dòng bùn chứa tro núi lửa sẽ tiếp tục chảy trong 50 đến 70 năm sau.

Tệ hơn, mưa tro núi lửa sẽ rơi trong khoảng 1 tháng và phá hủy các thiết bị điện tử như PC do mang theo các hạt nhỏ. Khả năng cao các tiện ích như điện, nước, gas cũng sẽ ngừng hoạt động.

Núi Phú Sĩ rất đẹp nhưng cũng rất đáng sợ.

Ngoài lề một chút, bạn có biết rằng Nhật Bản đang sản xuất tàu động cơ tuyến tính màu xanh hải quân không?

Shinkansen là huyết mạch kinh tế chính kết nối Tokyo và Osaka.

Nếu núi Phú Sĩ phun trào, tàu sẽ không thể hoạt động được trong một thời gian, vì vậy, Nhật Bản đang cấp bách sản xuất tàu tuyến tính.

Do ảnh hưởng của trận động đất Đại Đông Nhật Bản năm 2011, suốt 10 năm liên tục, người ta vẫn luôn cảnh báo rằng núi Phú Sĩ sẽ sớm phun trào.

Chỉ hy vọng rằng lần phun trào tới sẽ không gây nhiều thiệt hại !

Kengo Abe
Xem thêm: