Ý chí thép của những Samurai mẫu mực: vững vàng trụ lại kể cả khi “đầu lìa khỏi cổ”
Hầu hết các bộ phim cổ trang ở Nhật Bản thường lấy bối cảnh thời Samurai. Bị đe dọa bởi nhiều kẻ thù, Samurai đơn phương độc mã đánh bại tất cả – rất ngầu đúng không nào. Đáng tiếc gần đây người Nhật không mấy khi xem phim cổ trang.
Những kẻ bị chém trúng sẽ thốt lên một tiếng “hự!” sau đó ngã xuống, thế nhưng, con người không thể chết một cách dễ dàng như vậy được. (Tôi chưa có kinh nghiệm trong chuyện này nhưng tôi khá chắc là thế!)
Ngay cả khi bị thương nặng, Samurai cũng sẽ cố gắng chiến đấu, đến khi nào gục ngã mới thôi.
Có một cuốn sách được xem như là “Kinh thánh của Samurai” tên là Hagakure (葉隠). Trong cuốn sách này có một câu rất khốc liệt được viết như sau:
“Ngay cả khi bị chém lìa đầu
Trong khoảng thời gian ngắn trước khi chết vẫn hãy chiến đấu hết mình.”
Ý câu này chẳng phải là dù đầu có rơi xuống cũng chưa thể dễ dàng chết được sao? Liều lĩnh mấy cũng phải có giới hạn chứ nhỉ…
Các Samurai mang tâm niệm “Không thể cứ thế mà chết được”, họ tin rằng chỉ cần kiên định, dù đầu có rơi cũng không chết sao.
Tất nhiên là không rồi ! Người bình thường bị chém lìa đầu chỉ có chết thôi.
Thế nhưng cũng có Samurai giữ kỷ lục sống khá lâu sau khi bị vết thương chí mạng. Nhân vật này là Nitta Yoshisada.
Trong khi chiến đấu, Yoshisada đã bị một mũi tên đâm vào giữa hai lông mày. Đa số mọi người gặp vết thương như vậy sẽ chết ngay lập tức, thế nhưng Yoshisada vẫn còn sống, sau đó ông tự sát bằng cách dùng kiếm chém vào cổ.
“Ta không hề bị đối thủ đánh bại! Đối thủ của ta không hề mạnh! Nhưng chiến thắng này là của ngươi – kẻ đã có thể trụ lại!” – Có lẽ Yoshisada muốn nhắn nhủ như vậy qua hành động này.
Một người khác có thể kể đến Oono Douken. Ông hoạt động vào cuối thời Chiến quốc, thời kỳ hoàng kim của thời đại Samurai. Khi bị đánh bại trong một trận chiến lớn, ông bị chế giễu là “Samurai giả mạo”.
Để lấy lại thanh danh, trong nửa sau của trận chiến, ông đốt sạch thành phố Sakai ở Osaka trong cơn thịnh nộ.
Tuy nhiên, ông ta kết thúc trong thua cuộc và bị người dân của thành phố Sakai bắt giữ. Họ thiêu ông ta ngay tại chỗ.
Sau khi bị đốt trong ngọn lửa và cháy đen như than, Douken đứng dậy và cố gắng vung kiếm chém xung quanh. Cơ thể ông ta sau đó chết dần, nhưng hình ảnh trước đó cũng đủ làm cho người dân cảm thấy khiếp sợ. Vì vậy, họ bắt đầu thờ cúng, tưởng nhớ linh hồn của Douken.
Cái chết đúng là không thể tránh khỏi, thế nhưng, oán niệm và ý chí của ông ta vẫn làm cho người xung quanh phải chết lặng. Đây chính là hình ảnh của một Samurai điển hình.
Cho dù toàn thân bị thiêu đốt cũng có thể sống tiếp thêm vài giây, vậy chẳng phải bệnh tật ngày nay cũng có thể chữa khỏi bằng ý chí sao? – Tôi chợt cảm thấy như vậy.
Gửi đến những người bạn đang chán nản và xem được bài viết này, các bạn đã muốn kết thúc cuộc sống từ rất lâu rồi nhưng vẫn cầm cự được đến bây giờ, các bạn đã làm rất tốt! Hãy tiếp tục giữ vững ý chí của mình nhé!
Kengo Abe