Không ngờ người Nhật lạnh lùng đến thế – Nhật Bản có tỷ lệ xác nhận tị nạn thấp nhất trong số các nước phát triển
Cục Nhập Cư Nhật Bản là một tổ chức được thành lập với mục đích quản lý việc nhập cư của tất cả những người ra vào Nhật Bản, không riêng người nước ngoài.
Tại đây cũng có một trại tiếp người di cư. Về cơ bản, nơi đây tiếp nhận những người cư trú bất hợp pháp, những người đã hết thời hạn lưu trú hoặc nhập cảnh trái phép. Ngoài ra, những người đang đăng ký tị nạn cũng được đưa vào cơ sở này.
Những người không có giấy phép cư trú buộc phải ở lại đây là chuyện đương nhiên, nhưng cách Cục quản lý đối xử với họ đã trở thành vấn đề nóng trên toàn thế giới.
Một người ở trong trại đã bị đè đến gãy xương.
Ảnh https://mainichi.jp/articles/20210915/k00/00m/040/152000c
Khi anh ta phàn nàn về bữa ăn của mình, một nhân viên đã đè anh ta xuống, còng hai tay đằng sau lưng dẫn đến làm nứt xương cánh tay. Tình huống này đã được thu lại qua camera gắn trong phòng.
Các nhân viên ở đây lý giải rằng, họ làm vậy để “ngăn chặn sự phản kháng dữ dội” nhưng nếu bạn xem Video, bạn sẽ thấy ai mà là người đang hành xử vô lý.
Ngoài ra, trong Video có một cảnh các nhân viên tại đây đánh thức và ép người này đi đâu đó vào lúc nửa đêm.
Trong tình trạng này, trại còn tệ hơn cả nhà tù.
Tại Cục nhập cư ở Nagoya, một phụ nữ người Sri Lanka bị giam giữ tại đây đã báo động về tình trạng thể chất của mình nhưng bị làm ngơ và không qua khỏi.
Vào năm 2014 tại Cục nhập cư ở tỉnh Ibaraki, một người đàn ông người Cameroon, 43 tuổi mắc bệnh tiểu đường đã báo với Cục rằng, anh ta sẽ chết nếu không được điều trị. Kết quả người này qua đời ngay hôm sau.
Theo một điều tra, có 12 người đã chết trong các trại của Cục quản lý xuất nhập cảnh trên khắp Nhật Bản trong 20 năm qua.
Ngoài ra còn có trường hợp ít được chú ý đến nhưng cũng rất nghiêm trọng như bị bệnh và chết sau khi được thả ra khỏi Cơ sở tị nạn. Không có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán có khá nhiều trường hợp như vậy.
Lý do dẫn đến những trường hợp trên là tại Cục xuất nhập cảnh, nhân viên có toàn quyền quyết định xem người dân có được phép đến bệnh viện không, họ đánh giá tình huống dựa trên ý kiến chủ quan của mình. Vì không có kiến thức chuyên môn, trường hợp phán đoán sai xảy ra rất nhiều.
Hơn nữa, có nhiều nhân viên không xem người tị nạn là “con người”. Nhiều người nước ngoài cư trú bất hợp pháp có hành vi phạm tội và gây rắc rối cho Nhật Bản. Có lẽ vì điều này nên họ có thành kiến và xem người cư trú bất hợp pháp tương đương với tội phạm.
Những nhà tù thật dành cho tội phạm luôn có người giám sát để ngăn nhân viên có những hành động không phù hợp.
Sở dĩ đến hiện tại các Cục xuất nhập cảnh mới bị chú ý đến là vì trước đây họ không có ai giám sát và luôn làm theo ý của mình.
Rõ ràng, người nước ngoài và người Nhật đều cùng là con người, không có sự khác biệt.
Bị giam giữ đồng nghĩa với việc bị tước đoạt đi quyền quan trọng thứ hai trong cuộc sống: “quyền được tự do”. Tại đó, ngay cả ăn uống hay đi vệ sinh cũng cần có giấy phép, họ không thể gọi điện, gửi mail hay dùng facebook… Đây có phải là cách đối xử phù hợp dành cho con người hay không?
Cần phải cân bằng các mức phạt, mục đích cuối cùng để tránh hành vi tái phạm.
Tất nhiên, Over Stay (ở lại quá hạn) là bất hợp pháp. Nhưng chỉ vì vậy mà tước đoạt đi tất cả mọi quyền của họ là không đúng. Ví dụ, hành vi phạm lỗi khi đậu xe ô tô đúng là vi phạm pháp luật nhưng tội này đâu đến mức phải ngồi tù hai tháng. Tương tự, tôi không nghĩ tội của người ở lại quá hạn khoảng 2 tháng lại nặng đến mức phải bị tước đoạt tự do.
Dưới đây là biểu đồ so sánh theo quốc gia để xác nhận tình trạng tị nạn.
Từ trái sang phải: Đức, Canada, Pháp, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản.
Tỷ lệ người được công nhận tị nạn là 41,7% ở Đức và chỉ 0,5% ở Nhật Bản.
Mặc dù hoàn cảnh của mỗi nước khác nhau nhưng thật đáng buồn khi tỷ lệ chứng nhận tị nạn của Nhật Bản lại thấp nhất trong số các nước phát triển trên thế giới. Không ngờ Nhật Bản lại là một nước lạnh lùng với người nước ngoài như vậy.
Tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được quan tâm và chú ý hơn bởi cả người Nhật và người nước ngoài. Hãy chia sẻ vấn đề này để cải thiện tình trạng đó và giúp cho người nước ngoài cảm thấy yên tâm hơn khi đến Nhật.
Kengo Abe