Câu chuyện về một dự án điên rồ của công ty Nhật Bản, tiêu tốn 1/6 ngân sách quốc gia – thách thức cả quy luật tự nhiên

Đến nay, tình hình Nhật Bản đã trì hoãn trong một thời gian dài. Trước đó, Nhật Bản vẫn là nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Nếu thử tìm hiểu về giai đoạn tuyệt vời của quốc gia này, sẽ có rất nhiều điều khiến bạn phải thốt lên rằng “liệu đầu óc những người này có bình thường không vậy?”

Ví dụ, đây là một công trình bí ẩn được xây dựng vào năm 1993, bạn có đoán được đây là loại công trình như thế nào không?

https://dime.jp/genre/1221800/

Công trình này có tên là SSAWS, nhìn vào những chiếc xe nhỏ li ti trong bức ảnh hẳn bạn cũng hình dung được quy mô “khủng” thế nào nhỉ. Cái tên SSAWS viết tắt cho Spring Summer Autumn Winter in Snow (Xuân Hạ Thu Đông trong Tuyết).

SSAWS là cơ sở có thể trượt tuyết quanh năm.

Khi 20 tuổi, tôi vẫn còn nhớ rằng ‘trượt tuyết’ là một xu hướng cách khoảng thời gian đó 5 năm về trước.

Khi đó, bạn có thể bắt gặp một anh chàng sành điệu đang đi đến khu nghỉ mát trượt tuyết bằng xe hơi riêng với bộ quần áo trượt tuyết thời trang và tấm ván trượt hào nhoáng. Tôi thời ấy cũng rất ăn chơi, tôi nhớ mình đã tiêu gần 200,000 Yên để mua một bộ đồ trượt tuyết. Ván trượt tuyết của tôi có màu hồng neon, trông rất ngầu và bắt mắt.

Tuy nhiên, có một vấn đề lớn. Các khu nghỉ mát trượt tuyết chỉ được xây dựng ở nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu thôi, ở trung tâm thành phố không có nhiều tuyết cũng như không có núi non hay khu đất rộng lớn để xây dựng các khu nghỉ mát trượt tuyết. Tôi rất thích trượt tuyết nhưng lại ngại phải đến các khu tượt tuyết xa xôi hẻo lánh.

Thêm nữa trượt tuyết là hoạt động chỉ có thể được thực hiện vào mùa Đông, đương nhiên là vậy rồi, chẳng có gì đáng bàn cãi ở đây cả.

Thế nhưng với sức mạnh của đồng tiền, công trình SSAWS ra đời như thách thức mọi quy luật của thiên nhiên.

Ảnh: moneypost.jp

Trước đây cũng có một số khu trượt tuyết trong nhà nhưng những nơi này bị hạn chế về chiều cao và tốc độ, quãng đường trượt ngắn nên không thú vị chút nào. Tuy nhiên, độ cao ở SSAWS là 100m, tương đương với độ cao từ tầng 30 của một chung cư. Chiều dài của dốc là 490m. Chiều rộng là 100m.

Chi phí xây dựng cơ sở khổng lồ này là 45 tỷ Yên. Trong ngân sách quốc gia Nhật Bản năm đó, các khoản chi tiêu cho nơi này vào khoảng 277,3 tỷ yên – bằng tương đương 1/6 ngân sách quốc gia.

Nhấn mạnh một lần nữa, tòa nhà này đã tiêu tốn 1/6 ngân sách của nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới! Hơn nữa, đây là tài sản tư nhân.

Công ty bất động sản lớn của Nhật Bản vẫn đang tồn tại cho đến ngày nay – Mitsui Fudosan, chính là công ty đã xây dựng SSAWS . Không biết thực hư thế nào nhưng có tin đồn rằng động cơ SSAWS ra đời là từ câu nói dưới đây:

“Chúng tôi nghe nói rằng có một loại máy có thể biến đá thành tuyết, vì vậy chúng tôi đã nảy ra ý tưởng xây dựng một khu nghỉ mát trượt tuyết.”

Và thế là họ đã tốn 45 tỷ Yên cho một dự án nghe như được bàn luận lúc đang say trên bàn nhậu…

Khi SSAWS vừa được hoàn thành, tôi cũng đã đến thử. Bên trong được giữ ở nhiệt độ khoảng -4 độ ngay cả giữa mùa Hè, tuyết nhân tạo rơi từ trên cao xuống. Tuyết tan thành băng sẽ khiến khách hàng khó trượt, dễ trượt ngã nên họ có một cơ sở thoát nước đặc biệt để phòng tránh hiện tượng này.

Với máy tuyết nhân tạo cần tốn khoảng 100,000 đến 200,000 Yên để tạo ra đống tuyết dày 20cm trên diện tích 100m2.

Vé vào cửa có giá 5900 Yên, cho phép bạn chơi trong khoảng 2 tiếng. Giá này khá đắt nhưng so với chi phí di chuyển và vui chơi ở các khu trượt tuyết ở nông thôn thì rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, tình trạng kẹt xe quá khủng khiếp nên không thể đến đây bằng ô tô.

Tất nhiên, SSAWS không thể lớn và dốc bằng khu trượt tuyết tự nhiên. Sau khi trượt một chút, tôi nhanh chóng cảm thấy mệt.

Chi phí điện và mặt bằng ở đây cực cao, có lẽ nguyên do vì họ đã chi mạnh tay cho những quảng cáo hào nhoáng trên truyền hình.

SSAWS bị đóng cửa vào năm 2002, sau đó bị tháo dỡ. Chi phí tháo dỡ khoảng 4 tỷ Yên, công ty Mitsui Fudosan đã ghi nhận khoản lỗ 355 tỷ Yên cho hoạt động kinh doanh này. Công ty vẫn có thể tồn tại ngay cả khi phải chịu mức thua lỗ vượt qua cả ngân sách quốc gia của Nhật Bản. Thật sự đáng nể!

Nghe nói rằng sau khi tháo dỡ, cơ sở này đã được đưa đến Trung Đông.

Cuối cùng, ý tưởng cũng không thể trụ lại lâu.

Ba mươi năm trước, Nhật Bản đã có nhiều ý tưởng điên rồ như vậy, không biết trong tương lai, liệu sẽ có dự án nào làm cho chúng ta phải trầm trồ lần nữa không nhỉ?

Kengo Abe
Xem thêm: