“Sự trở lại” của đấu vật lùn và “tiếng nói thực sự” của nhóm thiểu số khác biệt

Vào năm 1980, bộ môn đấu vật chuyên nghiệp bắt đầu bùng nổ tại Nhật Bản. Khi ấy, tôi mới chỉ là một đứa con nít. Có rất nhiều đô vật khác nhau, trong số đó Mặt Nạ Hổ là người được nhiều trẻ em yêu thích nhất.

“Địch thủ truyền kiếp” của Mặt Nạ Hổ là Dynamite Kid. Bây giờ, khi xem lại trận đấu này, tôi vẫn cảm thấy vô cùng phấn khích.

Trong một trận đấu chuyên nghiệp thường kèm theo một trận đấu vật phụ của người lùn. Đây là trận đấu vật dành cho những người có vóc dáng thấp bé do mắc bệnh lùn.

Ảnh https://www.fnn.jp/articles/CX/241295

Bởi vì hình dáng cơ thể, cho dù họ có đấu một cách chuyên nghiệp, trông cũng vô cùng khôi hài. Trận đấu của họ sẽ diễn ra trước trận đấu vật chính thức, hay còn gọi là trận đấu mở màn. Kể từ đó, hình thức này dần trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, những trận đấu này nhanh chóng bị ngừng phát sóng. Nhiều cuộc tranh cãi đã nảy ra, nhiều người cho rằng đây là bắt nạt và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Thật lố bịch khi cố tình biến họ thành trò cười. Nhưng những đô vật trong chương trình hoàn toàn tự nguyện, cũng có nhiều khán giả thực sự muốn xem nhưng vì lý do trên, chương trình dần biến mất. Kể từ đó, những người có vóc dáng thấp bé hiếm khi xuất hiện trên TV, từ “lùn” cũng không được sử dụng nữa vì mang tính phân biệt đối xử.

“Chúng tôi không phải người khuyết tật. Người khuyết tật không thể thi đấu vật chuyên nghiệp được. Đó là lý do tôi muốn được xuất hiện trên TV.” – anh Pretty Ota – một đô vật chuyên nghiệp sinh năm 1978 chia sẻ.

Anh yêu thích đấu vật chuyên nghiệp kể từ khi còn là một đứa trẻ, nhưng họ nói rằng anh không có cơ hội vì chiều cao của mình. Nhưng khi được trực tiếp xem đấu vật, anh đã quyết định sẽ trở thành một đô vật chuyên nghiệp. Bố mẹ Pretty Ota lo lắng và phản đối kịch liệt, anh phải mất 10 năm để thuyết phục họ. Sau đó, Ota ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 ở tuổi 26. Vì không còn được phát sóng trên TV, quy mô của hội đấu vật người lùn ngày càng thu hẹp, chỉ còn hai đô vật là anh và ông Buttaman.

Hai người thi đấu với nhau khoảng 10 trận mỗi tháng.

Truyền hình Nhật Bản đã lắng nghe ý kiến của người dân về việc không nên bắt nạt người khuyết tật nhưng lại vô tình đẩy cuộc sống của những đô vật lùn chuyên nghiệp vào tình cảnh đáng buồn.

May mắn thay, hiện nay điều này đang thay đổi.

Dù không thể tiếp tục đam mê của mình, hai người họ vẫn không ngừng phấn đấu. Trong lúc đó, tình hình đã dần biến chuyển.

Các chương trình phát sóng về Thế vận hội Paralympic Tokyo đã cho công chúng một cái nhìn khác, rằng những người khuyết tật cũng có quyền hết mình với thể thao.

Tại Nhật Bản, từ SDGs (mục tiêu phát triển bền vững) đang dần trở nên phổ biến. Trong quá trình thiết lập các mục tiêu bền vững, Nhật Bản không chỉ xóa bỏ đói nghèo và phân biệt đối xử mà còn đang tiến tới xóa bỏ định kiến ​​đối với người khuyết tật.

Họ, những người lùn đấu vật chuyên nghiệp, đang dần có cơ hội để xuất hiện trên TV.

Quyền tự do ngôn luận và cơ hội cho thiểu số

Vì sao đấu vật thông thường được phép tổ chức nhưng đấu vật lùn lại không? Không có lý do gì để tước bỏ quyền tự do và quyền thể hiện của họ chỉ vì họ là thành phần thiểu số thấp bé.

Ota và Buttaman từng chút một nhận được nhiều sự chú ý hơn và trở thành niềm hy vọng của những người cũng mắc chứng lùn.

Có một dự án huy động vốn từ cộng đồng mang tên Reborn nhằm mang đấu vật lùn trở lại! Trong vòng 20 ngày, dự án đã đạt được số tiền mục tiêu! Cuối cùng, sự “tái sinh” đã bắt đầu! Họ sẽ cần đào tạo thêm nhiều đô vật để phục vụ cho tương lai.

Chứng thấp lùn là tình trạng xuất hiện với tỷ lệ 1/15,000. Trong đó, số người thích đấu vật chuyên nghiệp và có thân hình phù hợp có lẽ khá ít. Hơn nữa, nhiều người đã có công việc ổn định nên rất ít người thực sự muốn trở thành đô vật.

Để tìm được những người đam mê, cần có thêm nhiều người đến xem đấu vật người lùn hơn. Hai anh chàng này đã thành lập một tổ chức đấu vật chuyên nghiệp và sắp đưa đấu vật lùn trở lại thời hoàng kim.

Những nỗ lực này cũng có ý nghĩa tương đương Paralympics vậy. Một số người bị mù, những người khác không có tay, có những người quá cao, có những người quá khổ… Thế nhưng đây chính là điều làm nên một xã hội loài người đa dạng. Không có gì đáng sợ khi bạn khác biệt với những người khác.

Quyền tự do thể hiện của một cá nhân rất quan trọng, tôi nghĩ sự trở lại của đấu vật người lùn sẽ gây ra được một tác động tích cực lên xã hội Nhật Bản.

Kengo Abe
Xem thêm: