Nhờ mạng xã hội mà chúng ta khám phá ra được nhiều giống loài mới!

Mạng xã hội đã thay đổi cuộc sống của chúng ta rất nhiều, về mặt tích cực, mạng xã hội giúp cung cấp thông tin và kết nối tất cả mọi người với nhau. Đối với các nhà khoa học, mạng xã hội là nơi lý tưởng để khám phá những loài động – thực vật mới.

Vào tháng Ba năm nay, Satoshi Shimano – giáo sư phân loại sinh học tại Đại học Hosei, Tokyo, đã công bố phát hiện ra một loài ve mới có tên Choshi Hamabe Dani. Nếu không nhờ một nhiếp ảnh nghiệp dư đăng lên Twitter, sự tồn tại của loài này đã không được biết tới.

Loài ve mới, Choshi hamabe dani, tên khoa học là Ameronothrus, được phát hiện qua một bức ảnh đăng trên Twitter. (Ảnh do Takamasa Nemoto chụp)

Nhiếp ảnh gia này tên Takamasa Nemoto, cũng là một nhân viên công ty, thường chụp ảnh về bọ ve. Trong một chuyến đi cùng gia đình, anh đã chụp được hình của loài vật khác lạ này. Sau khi đăng lên mạng xã hội, dòng tweet đã được giáo sư Shimano nhìn thấy.

Ngay lập tức, Shimano nghĩ rằng đây có thể là khám phá mới vì anh nhìn thấy những đặc điểm khác lạ, chẳng hạn như nếp nhăn trên lưng con ve.

Mặc dù Shimano không hề quen biết Nemoto nhưng ngay lập tức Shimano đã liên lạc để hỏi anh về địa điểm chụp bức ảnh.

Hai ngày sau khi tweet được đăng, Shimano đã truy cập trang web và cộng tác với giáo sư.

Takuro Ito, một trợ lý giáo sư thực vật học tại Đại học Tohoku cũng tìm thấy một loài thực vật mới dựa trên một bài Tweet.

Sedum boninense, một loài sedum mới được phát hiện qua bài đăng trên Twitter 

Văn phòng chi nhánh đảo Ogasawara của chính quyền thủ đô Tokyo đã vô tình mô tả sai về loài cây này. Khi thấy bức ảnh, Ito lập tức cảm thấy có gì đó không đúng. Để chứng minh cho nhận định của Ito, loài cây này đã được công bố là một loài mới vào tháng 6 năm ngoái.

Những khám phá mới không chỉ giới hạn tại Nhật Bản. Những bức ảnh của một người đam mê côn trùng nghiệp dư đăng trên Facebook đã thu hút sự chú ý của một chuyên gia. Bức ảnh này chụp một con châu chấu được tìm thấy ở Philippines vào năm 2014.

Loài châu chấu gà gô mới được phát hiện qua một bức ảnh đăng trên Facebook (Ảnh do Josip Skejo cung cấp)

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Central Mindanao và các tổ chức khác cho rằng đó là một loài mới thuộc họ Tetrigidae, một họ côn trùng tương tự như dế và châu chấu.

Tuy nhiên, không thể không nói đến mặt xấu của mạng xã hội. Việc chia sẻ thông tin của những giống loài quý hiếm này khiến chúng gặp nguy hiểm trước những kẻ buôn bán trái phép.

Giáo sư Shimano cho biết: “Đặc biệt cần quan tâm đến những sinh vật có lợi như động vật lưỡng cư, bò sát và côn trùng.”

Trợ lý giáo sư Ito cho biết thông tin về môi trường sống nên được tiết lộ một cách cẩn thận mặc dù nó phụ thuộc vào độ quý hiếm của loài, tình trạng bảo tồn của và các điều kiện khác.

RIN
Xem thêm: