Tại sao bài hát dân gian Do Thái này lại nổi tiếng ở Nhật Bản? Từ Anime, phim, show truyền hình đến…meme

Làm thế nào mà một bài hát dân gian Do Thái lại trở thành yếu tố quan trọng trong xã hội Nhật Bản, được đưa vào Anime, phim ảnh, thậm chí trở thành meme? 

Only Yesterday (tiếng Nhật là Omoide Poro Poro / おもひでぽろぽろ) là một bộ phim của Studio Ghibli. Trong phần nhạc nền có một đoạn nhạc gợi lên những giai điệu quen thuộc từ bài hát dân gian của người người Do Thái – Mayim Mayim.

“Mayim Mayim” có nghĩa là “nước, nước”.

Thế nhưng Mayim Mayim không chỉ là một bài hát mà một số người Nhật có thể đã nghe ở một thời điểm nào đó. Bài hát đã trở thành nhạc nền ở các lớp thể dục Nhật Bản trong hơn nửa thế kỷ. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm bài hát chủ đề trên TV và Anime, xuất hiện trong các bộ phim Nhật Bản và thậm chí còn là meme trên internet của Nhật Bản. Mayim Mayim là một thực thể văn hóa riêng biệt ở quốc gia này, được hầu hết mọi người biết đến – ngay cả khi họ có thể không biết bài hát đến từ đâu hoặc ý nghĩa của bài hát này là gì.

Khiêu vũ luôn là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của người Do Thái. Kinh Torah (được gọi là Cựu ước đối với người theo đạo Thiên Chúa) và kinh Talmud chứa hơn ba mươi từ riêng biệt cho các động tác khiêu vũ. Trên khắp châu Âu và Trung Đông, các cộng đồng Do Thái đã tiếp nhận và biến đổi nền văn hóa khiêu vũ địa phương thành văn hóa của riêng họ .

Ảnh heyalma.com

Vào đầu những năm 1950, ở tận cùng châu Á đối diện với Israel, Nhật Bản đang trong giai đoạn phục hồi khó khăn sau sự tàn phá của Thế chiến thứ hai. Quốc gia này trong những năm đó là một nơi trầm cảm, nhiều người chống chọi với cuộc sống thiếu mục đích – lên đến đỉnh điểm là tình trạng bất ổn bao trùm được gọi là kyodatsu (虚脱).

Một số chuyên gia Hoa Kỳ đang chiếm đóng Nhật Bản tin rằng những điệu nhảy dân gian sẽ giúp người dân thoát khỏi tình trạng này. Đặc biệt hơn cả, Chuyên gia Giải trí Quân đội Hoa Kỳ là Warren Nibro chỉ ra múa dân gian có tác dụng dân chủ hóa của riêng nó. Những điệu nhảy đòi hỏi mọi người phải tham gia cùng nhau một cách bình đẳng bất kể cấp bậc xã hội, có thể có tác dụng giúp cân bằng sân chơi thứ bậc của xã hội Nhật Bản.

Bỏ qua những ý tưởng vĩ đại về dân chủ hóa, các điệu múa dân gian đã thực sự lan truyền trên khắp nước Nhật Bản. Ngay sau đó, các nhóm như Liên đoàn Múa Dân gian Quốc gia Nhật Bản ra đời, giúp truyền bá truyền thống khiêu vũ địa phương của Nhật Bản theo phong cách nước ngoài. Năm 1955, hai năm sau khi kết thúc việc quân đội Mỹ chiếm đóng, Chính phủ Nhật Bản đưa điệu múa dân gian nước ngoài này vào một phần bắt buộc của giáo dục thể chất ở trường công lập. Ngay sau đó, bài hát cũng được phát vào ngày thể thao hàng năm (運動会).

Năm 1958, nhà tiên phong khiêu vũ người Mỹ Ricky Holden đến Nhật Bản để quảng bá múa dân gian ở Đài Loan, thuộc địa cũ của Nhật Bản. Holden đã học Múa dân gian Israel ở chính quốc gia Do Thái này. Người này đã giới thiệu Mayim Mayim đến Đài Loan, và cũng làm điều tương tự với Nhật Bản. 

Giống như nước nhỏ giọt rồi đầy bình lúc nào không hay, qua nhiều thập kỷ, Mayim Mayim dần ngấm vào tâm thức văn hóa của Nhật Bản. Giai điệu bây giờ đã vô cùng phổ biến, bắt đầu xuất hiện ở những nơi không thể ngờ tới. Năm 1984, ca khúc được sử dụng làm nhạc nền cho chương trình đố vui “Appare Gaijin DON Bishari !!” (Chương trình tập trung vào việc dạy người nước ngoài về văn hóa Nhật Bản – nhưng sử dụng một bài hát của Israel làm ca khúc chủ đề). Phiên bản tương tự của bài hát, hoàn chỉnh với lời tiếng Nhật, được sử dụng làm phần mở đầu của chương trình dành cho trẻ em “Pakkun Tamago”. Sau đó, Mayim Mayim đã được Marumiya Corporation sử dụng trong một quảng cáo thực phẩm. Ở đây, họ chơi chữ từ “mayim” thành  “mai, mai, umai donburi!”.

Không dừng lại ở đó, bên cạnh trở thành nhạc nền cho phim Only Yesterday của Ghibli vào năm 1991 như đã đề cập ở trên, vào năm 1995, Mayim Mayim xuất hiện trong game Sexy Parodius của Konami . Tiếp theo, bài hát được sử dụng trong Gameboy Camera bản phát hành quốc tế. Mayim Mayim kể từ đó xuất hiện trong vô số Series phim hoạt hình (ví dụ Jubei-chan: The Ninja Girl năm 2004). 

Tiếp theo là meme. Năm 2009, bản remix của Sexy Parodius đã tạo ra trào lưu trên những trang web cộng đồng như Nico-Nico Douga và 2-Channel và vẫn giữ nhiệt đến tận bây giờ.

Ở đây có một ví dụ cho bạn !!!

Mayim Mayim đã thâm nhập sâu vào tâm lý chia sẻ của người Nhật. Mặc dù vậy, có thể chỉ một tỷ lệ nhỏ người Nhật thật sự biết về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ca khúc.

Dù sao thì nếu một người Do Thái đang sống ở Nhật và nhận ra sự phổ biến này, có thể họ sẽ cảm thấy thú vị khi các nền văn hóa cũng có thể giao lưu theo cách như thế.

Sacchan
Xem thêm: