Hành trình “hồi sinh” loài chim Toki trên bầu trời hòn đảo Sato, Nhật Bản

Ngoài khơi cách bờ biển Niigata khoảng vài giờ di chuyển bằng tàu là hòn đảo Sado, nơi cư trú và bảo tồn Toki, một loài chim biểu tượng của tỉnh. Chim Toki từng có nguy cơ tuyệt chủng nhưng đã được đưa trở lại tự nhiên nhờ các nỗ lực trong nhiều năm, thực hiện những biện pháp như sinh sản nhân tạo, cải thiện môi trường sống.

Loài chim Toki Nhật Bản có tên khoa học là ”Nipponia nippon”, bề ngoài giống chim Diệc, thân và mào có lông màu trắng, mặt và chân màu đỏ cùng một chiếc mỏ cong dài màu đen. Toki cao từ 70 đến 80cm và sải cánh dài đến 130cm. Khi chúng sải cánh, bên dưới đôi cánh để lộ những chiếc lông màu hồng nhạt tuyệt đẹp. Từ thời cổ đại, người Nhật rất ngưỡng mộ vẻ đẹp của sắc hồng đặc biệt này, và gọi tên là ”Toki-iro” có nghĩa là màu Toki.

Trước khi giảm về số lượng, chim Toki đã từng phân bố rộng rãi ở khắp các cánh đồng và đầm lầy tại Nhật Bản cho đến giữa thế kỷ 19. Loài Toki đột ngột giảm sút do tình trạng săn bắt quá mức để lấy lông. Hơn nữa sau Thế chiến thứ 2, việc sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa dẫn đến những thay đổi lớn trong môi trường sống tự nhiên, làm giảm số lượng cá nhỏ, ếch, côn trùng – những thức ăn của chim Toki. Kết quả loài chim này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Ngay cả khi được Chính phủ Nhât Bản chỉ định là một loài cần được bảo tồn vào năm 1952, số lượng loài Toki tiếp tục sụt giảm. Vì vậy vào năm 1967, Chính quyền tỉnh Niigata đã quyết định thành lập một trung tâm bảo tồn loài chim này trên đảo Sato (trước đây là làng Niibo) để nhân giống và nuôi dưỡng những chú chim Toki non.

Vào năm 1981, 5 chú chim Toki còn sót lại trong môi trường tự nhiên đã được đưa vào trung tâm nuôi dưỡng trên đảo Sato. Sau một thời gian dài thử nghiệm, nghiên cứu, họ đã thành công nhân giống chú chim Toki đầu tiên từ một cặp chim cha mẹ được Trung Quốc tặng.

Chú chim cuối cùng được sinh ra trong tự nhiên đã mất vào năm 2003, thế nhưng đây không phải là kết thúc của loài chim Toki. Vào năm 2008, 10 chú chim con Toki được nhân giống và nuôi dưỡng tại trung tâm đã được thả vào môi trường tự nhiên, dang rộng đôi cánh hồng tuyệt đẹp trên bầu trời rộng lớn.

Để tạo môi trường cho Toki có thể sinh sống trong tự nhiên, Chính quyền thành phố Sato đã hướng đến việc sử dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững, không làm ảnh hưởng đến các sinh vật khác. Thuốc trừ sâu và phân bón hoá học bị hạn chế, các mương thả cá dẫn nước cho đồng ruộng được tạo ra.

Các cánh đồng lúa cũng được tưới tiêu ngay cả trong mùa Đông để các sinh vật có thể sinh sống, những buổi tìm hiểu về môi trường cho trẻ em được tổ chức thường xuyên.

Ngoài ra gạo được trồng theo phương pháp canh tác này đã được bán trên thị trường từ năm 2007 với tên gọi Toki Brand Rice do thành phố Sado chứng nhận.

Ngày nay, Toki vẫn đang được nhân giống bên ngoài Sado, tại các cơ sở như Trung tâm nhân giống Toki thành phố Nagaoka ở tỉnh Niigata và Công viên động vật Tama ở thành phố Hino, Tokyo. Tổng số loài đang được nuôi nhốt hiện nay là 176. Trong khi đó, số lượng chim Toki hoang dã đã tăng lên khoảng 400 cá thể trên toàn Đảo Sato. Thậm chí chúng còn vượt biển để đến đất liền Honshu, tiếp tục hành trình trở về với tự nhiên, và ngôi nhà của mình.

Toki không dễ phát hiện trong tự nhiên. Tuy nhiên, tại Công viên Rừng Toki liền kề với Trung tâm Bảo tồn Chim Sò Nhật Bản Sado, bạn có thể quan sát các mẫu vật Toki và thưởng thức các cuộc triển lãm giới thiệu những sáng kiến ​​để đưa loài chim trở lại tự nhiên, đồng thời ngắmToki nuôi trong điều kiện nuôi nhốt.

Ở Sado, nhiều người tiếp tục hợp tác với nhau để đảm bảo rằng môi trường sống của những chú chim mỏng manh với đôi cánh màu hồng nhạt tuyệt đẹp này vẫn được an toàn.

yuk
Xem thêm: