Giới thiệu sơ lược về biện pháp phòng chống thiên tai của Nhật Bản

So với nhiều nước khác, Nhật Bản có tần suất động đất nhiều hơn hẳn. Có nhiều người ngại đến Nhật Bản vì sợ động đất.

Tuy nhiên, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm! Chính vì thường xuyên đối mặt với thiên tai mà nước này có biện pháp đối phó với thiên tai rất triệt để.

Nói như vậy không có nghĩa là biện pháp này sẽ ngăn được 100% thiệt hại. Khi thiên tai xảy ra, xe hơi và máy bay có thể ngừng hoạt động, con người không thể đi ra ngoài, thực phẩm có thể bị nhiễm độc.

Đại dịch Covid-19 đang dần kết thúc, đã đến lúc chúng ta có thể đi đến nhiều nước khác nhau. Đối với những bạn đang có ý định đến Nhật, JAPO xin giới thiệu sơ qua về những quy tắc phòng chống thiên tai tại Nhật Bản.

Thông báo cường độ địa chấn

Theo tiêu chuẩn quốc tế, độ mạnh của động đất được đo bằng đơn vị Magnitude. Đây là giá trị biểu thị năng lượng của động đất, khác với độ rung lắc.

Nếu tâm chấn ở xa hoặc địa tầng sâu thì dù giá trị này có lớn, mặt đất cũng không bị rung chuyển nhiều.

Ở Nhật Bản có một bảng giá trị cường độ địa chấn riêng biệt. Bảng này được phân chia dựa trên cảm giác của con người, cảnh vật xung quanh ứng với các mức cường độ địa chấn.

Ảnh http://assist-home.dreamlog.jp/archives/52061028.html

Ở mức 4, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác rằng “A a a a a, mặt đất đang rung chuyển!” Ở mức 5, bạn sẽ cảm thấy sợ và lo lắng. Trận động đất Đại Đông Nhật Bản năm 2011, ở khu vực Tohoku có cường độ địa chấn từ 6 đến 7. Ở ngoại ô Tokyo lúc bấy giờ, cường độ địa chấn là 5. Trên bản tin sẽ thông báo đầy đủ về cường độ địa chấn ở từng khu vực.

Hôm qua ngay chỗ tôi sống vừa xảy ra một trận động đất ở mức 5. Động đất mạnh dần nhưng so với Thảm họa năm 2011, thời gian rung lắc ngắn hơn, mọi người vẫn còn rất bình tĩnh.

Hệ thống này giúp cho tất cả mọi người đều nắm được cường độ động đất.

Hệ thống cảnh báo khẩn cấp

Ngay khi động đất xảy ra, hệ thống sẽ thông báo tình hình cho người dân trong khu vực. TV và Radio sẽ cập nhật tin tức, ngoài ra, trung tâm phòng chống thiên tai địa phương sẽ phát thanh về tình hình trên toàn thị trấn.

Tin tức sẽ được cập nhật liên tục trên điện thoại di động nên người dân có thể bình tĩnh và biết khi nào nên sơ tán.

Hệ thống này rất tuyệt vời và vận hành trơn tru khi có động đất. Trong một số trường hợp, hệ thống cũng báo trước cho bạn khi động đất chuẩn bị lan đến khu vực. Chỉ cần nghe tiếng chuông báo, bạn có thể nắm được tình hình.

Cấu trúc chống địa chấn của nhà và các công trình

Cấu trúc chống địa chấn là một yếu tố quan trọng trong xây dựng ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn kéo theo chi phí cũng tăng lên, vì vậy, mức độ an toàn cũng được cải thiện.

Trong trận động đất Kanto năm 2011, vùng Kanto rung chuyển khá dữ dội với cường độ địa chấn nằm ở mức 5 hoặc hơn nhưng chỉ làm hư hại 649 căn nhà. Lúc đó Nhật Bản cũng có nhiều tiêu chuẩn về khả năng chống chịu động đất trong xây dựng, dựa trên số liệu này, có thể thấy hầu như không có tòa nhà nào có nguy cơ sụp đổ do động đất.

Nguyên do lớn nhất của thiệt hại năm 2011 đến từ sóng thần. Những tòa nhà với cấu trúc kiên cố.cũng không thể chống lại sóng thần. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng cao được an toàn nếu tránh xa bờ biển.

Biện pháp chống mất điện

Do ảnh hưởng của động đất, cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, nước, gas có thể ngừng hoạt động. Trong số đó, nếu điện ngừng hoạt động, Tokyo sẽ mất đi vai trò thủ đô. Các biện pháp đối phó với vấn đề này đặc biệt mạnh mẽ, nếu đường dây bị cắt ở nơi này, lập tức điện sẽ được truyền đi bằng đường khác. Vì vậy, tình trạng mất điện hiếm khi xảy ra ở trung tâm Tokyo.

An toàn giao thông

Động đất có thể khiến đường ray tàu điện, đường băng bị hư hại. Theo quy tắc, mọi thứ sẽ được dừng lại, kiểm tra sau đó tiếp tục hoạt động. Vì vậy, mạng lưới giao thông của Nhật Bản hầu như không có thiệt hại do động đất gây ra.

Sau khi hiểu thêm về quy tắc phòng chống thiên tai của Nhật Bản, bạn có cảm thấy an tâm hơn không? Sự cố có thể xảy ra ở tất cả các quốc gia, không chỉ riêng Nhật Bản. Vì vậy, hãy luôn thận trọng và biết rằng Nhật Bản luôn cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho bạn!

Kengo Abe
Xem thêm: