Câu chuyện về người lính Nhật đơn độc chiến đấu vì không nhận được tin chiến tranh đã kết thúc

Sau khi bị đánh bại trong Thế chiến II, những người lính Nhật ở khắp nơi trên thế giới bắt đầu quay trở về Nhật Bản. Trong số đó, có nhiều người quyết định ở lại và chiến đấu cho đất nước họ từng đóng quân.

Trong quá trình đó, họ đã có thêm nhiều bạn bè là người địa phương. Tuy nhiên, cũng có người ở lại đơn độc chiến đấu. Hai nhân vật chính trong bài viết lần này là Yokoi Shouichi và Hiroo Onoda. Shouichi đã trở về từ Guam sau cuộc chiến kéo dài 28 năm. Trong khi đó, Onoda vẫn tiếp tục chiến đấu một mình 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc.

Chiến tranh kết thúc vào năm 1944, khi đó, Onoda được huấn luyện đặc biệt cho chiến tranh bí mật và được cử đến Philippines. Trước khi đi lính, mẹ của Onoda đã đưa cho ông một con dao găm và nói: “Nếu con bị bắt làm tù nhân, hãy tự sát bằng cái này.” Tuy nhiên lúc bấy giờ, cấp trên lại không cho phép quân của mình tự sát.

Sau khi thoát khỏi vòng vây của quân địch, Onoda trốn vào rừng. Đến tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Tuy nhiên, thông tin này không đến được với Onoda và những người khác.

Onoda, đồng hành cùng Akatsu Yuichi, Shimada Shoichi, Goduka kinshichi vẫn cùng nhau thúc đẩy các hoạt động tình báo trong khi Chính quyền không hề hay biết. Tháng 9 năm 1945, họ được xem là đã chết trong chiến tranh.

Vào tháng 6 năm 1950, Akatsu quyết định đầu hàng vì đã đến giới hạn, ba người khác bao gồm ông Onoda cũng được phát hiện vẫn còn sống.

Mặc dù vào thời điểm đó, Philippines đã giành được độc lập khỏi sự cai trị của Mỹ, tuy nhiên, trên khắp đất nước vẫn còn nhiều lính Mỹ nên ông Onoda vẫn tiếp tục chiến đấu. Ông lặp lại những cuộc tấn công, bắn tỉa và gây rối tại các cơ sở radar của quân đội Mỹ hàng chục lần. Tổng cộng hơn 30 binh sĩ Mỹ và Philippines thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc tấn công của Onoda, ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc.

Thực ra, ông Onoda vẫn nắm được tin tức thế giới nhờ chiếc radio lấy trộm từ nhà dân, tuy nhiên, ông không tin vào những gì mình nghe được. Ông cho rằng Nhật Bản bị Mỹ ép buộc nên mới đầu hàng, đầu não của Nhật Bản đã âm thầm được chuyển đi nơi khác, cuộc chiến vì nước Nhật vẫn chưa kết thúc. Onoda sẵn sàng hy sinh đến cùng vì tổ quốc.

Từ góc nhìn của người dân Philipines, người lính Nhật Bản ẩn náu trong rừng là một mối nguy hại. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần thực hiện điều tra. Đến năm 1974, cuối cùng ông Suzuki bên phe Chính phủ cũng gặp được ông Onoda. Suzuki nói với Onoda:

“Tôi có chuyện muốn nói với anh. Một cuộc chiến dài và khốc liệt đã đi qua, chiến tranh đã chấm dứt vào năm 1945. Onoda, anh còn muốn làm gì hơn nữa? Anh định chết ở nơi này sao? Hãy cùng tôi trở về Nhật Bản.”

Vì ông nói rằng ông sẽ kết thúc nhiệm vụ hiện tại nếu cấp trên ra lệnh nên ngay sau đó, cấp trên của ông, ông Taniguchi, đã đến địa điểm này và ra lệnh cho Onoda quay trở về. Cuộc chiến đơn độc của Onoda cuối cùng cũng đến hồi kết.

Sau khi quay trở lại Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đề nghị trao tặng cho Onoda khoản tiền trị giá 10 triệu Yên nhưng ông từ chối. Onoda cho biết ông chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình. Số tiền này cộng thêm tiền quyên góp từ người dân sau đó đã được tặng cho Đền Yasukuni – nơi thờ những người từng chiến đấu cho Nhật Bản.

Onoda cũng từ chối gặp mặt Thiên Hoàng Showa. Đối với Onoda, Thiên Hoàng chính là hiện thân của Thần linh. Onoda làm sao có thể để Thiên Hoàng nói lời xin lỗi với mình, vì vậy ông quyết định không gặp mặt.

Tôi tự hỏi ông Onoda cảm thấy thế nào khi trở về Nhật Bản, bất chợt nhận ra rằng đất nước đã đổi thay khác xa so với những gì ông từng nghĩ. Những năm sau đó, cuộc đời sóng gió của Onoda đã được dựng thành phim.

Chiến tranh đã khiến nhiều thường dân phải bỏ mạng và khiến một người lính phải chiến đấu trong cô độc.

Tôi hy vọng rằng nền hoà bình sẽ được duy trì vĩnh viễn và chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Kengo Abe
Xem thêm: