Tác phẩm “Baka Dono” của Ken Shimura thật ra được lấy cảm hứng từ một “Lãnh chúa ngốc” có thật trong lịch sử?

Năm 2020 đánh dấu sự ra đi của một huyền thoại lớn – Ken Shimura. Sự ra đi của ông để lại tiếc thương cho cả người dân Nhật lẫn người hâm mộ trên thế giới. Sức ảnh hưởng của Ken Shimura đến giới nghệ sĩ cũng như cuộc sống của người dân Nhật lớn đến nỗi không có người Nhật nào là không biết ông, cũng như không có ai là không bật cười với những vở hài kịch mà nghệ sĩ tài năng này mang lại vậy.

Thậm chí, không cần nói chuyện, chỉ cần một vài bước chân của Shimra cũng đủ khiến bạn bật cười.

https://www.lmaga.jp/news/2021/08/307789/

Trong số những vở diễn của ông, “Baka Dono”(quý ông ngớ ngẩn) là loạt hài kịch nổi tiếng nhất. Trong loạt này, Shimura đóng vai một vị lãnh chúa vĩ đại thời Samurai, nhân vật này có một khuôn mặt được hóa trang trắng bệch và phát ngôn những câu gây cười. Có lẽ bạn cũng đã từng nghe về loạt hài kịch này rồi.

Nếu thực sự có một vị lãnh chúa “bát nháo” như thế này ở ngoài đời thực, cảnh tượng có lẽ sẽ rất hỗn độn. Cũng may đây chỉ là nhân vật hư cấu các bạn nhỉ!

Đừng vội kết luận…  Nhìn lại chiều dài lịch sử Nhật Bản, dường như có một vị quý tộc mang nét tính cách gần giống với “Baka Dono”

Đây là Tokugawa Ieshige. Cha của ông là Tokugawa Yoshimune- một trong những người giỏi nhất trong gia đình Mạc phủ Tokugawa trong 15 thế hệ. Con trai đầu lòng của Tokugawa Yoshimune là Tokugawa Ieshige – người này chính là “baka dono” phiên bản đời thực.

Có thể nói, Ieshige khá may mắn khi được sinh vào thời Edo – thời đại ổn định nhất của Nhật Bản lúc bấy giờ. Ông sinh ra yếu ớt và mắc chứng rối loạn ngôn ngữ do bại não, chỉ có Tadamitsu Ooka – người đã ở bên ông từ lúc còn nhỏ mới hiểu được ông đang nói gì. Tadamitsu hứa rằng sẽ không bao giờ phản bội Ieshige.

Những người xung quanh đều xem Ieshige như một tên ngốc. Có lẽ vì bệnh tật, Ieshige thường xuyên tè dầm. Thậm chí ông đã từng bị đòn vì dám tè dầm nơi công cộng. Bản thân Ieshige cũng rất căm ghét tình trạng bệnh tật của mình. Khi so bản thân mình với em trai, người thông minh và ưa nhìn hơn, Ieshige cảm thấy sầu não và thậm chí muốn tự sát.

Khi trở thành một thiếu niên, Ieshige không hề quan tâm đến văn học hay võ thuật mà chỉ suốt ngày trốn trong phòng uống rượu. Thỉnh thoảng khi ra khỏi phòng, Ieshige lại làm cả lâu đài nồng nặc mùi rượu. Dần dần, số người xem thường và gọi ông là “baka dono” ngày càng tăng lên.

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng đáng lẽ Ieshige không thể sống được đến bây giờ, không được yêu thương chiều chuộng khiến cho ông càng thêm khổ sở.

Tuy nhiên, những người từng tiếp xúc với Ieshige dường như cảm nhận được sự tốt bụng nơi ông. Khi đó, Mạc phủ có một nơi tên là Ooku. Đây là nơi ở của những phụ nữ xinh đẹp trên khắp Nhật Bản, họ có nhiệm vụ sinh nhiều con nhất có thể cho tướng quân để hòng tìm ra người nối dõi.

Ieshige cũng có một Ooku của mình, khi nhìn thấy vẻ mặt cam chịu của người phụ nữ được đưa đến, Ieshige cảm thấy thật đáng thương nên đã cho người này 50 Ryo và thả đi.

Mặc dù ông có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn nhưng lại không lạm quyền. Những người nhìn thấy được sự tốt đẹp này ở Ieshige có lẽ cũng cảm thấy yêu quý ông. Ieshige có thể là một “Baka Dono” nhưng ông không hẳn ngu ngốc và lố bịch như mọi người vẫn nghĩ. Bất chấp cảm giác tủi nhục vì bệnh tật và bị ghẻ lạnh, Ieshige vẫn luôn giữ một tấm lòng lương thiện để đối đãi với mọi người xung quanh.

Kengo Abe
Xem thêm: