Sankinkoutai – Từ chiến lược ngăn nổi loạn trở thành động cơ phát triển Edo thành nguyên mẫu Tokyo hiện đại

Là một người thường đi công tác và du lịch nhiều nơi trên thế giới, tôi đã từng lái xe qua rất nhiều quốc gia. Thế nhưng phải công nhận rằng hệ thống đường sá của Nhật Bản khiến tôi ấn tượng nhất. Đường ở đây được bảo trì tốt, từ trục đường chính cho đến đường cao tốc và ngay cả ở vùng nông thôn. Lý do đường luôn được duy trì ở mức tốt nhất là nhờ kỹ thuật làm đường hiện đại cũng như chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên nguyên nhân ban đầu là từ chế độ Sankinkoutai đã có từ thời Samurai.

https://intojapanwaraku.com/culture/107225/

Sankinkoutai là một quy tắc ra đời vào thời Edo – thời đại cuối cùng của Samurai. Để giải thích ngắn gọn, đây là các quy tắc đã khiến “Samurai địa phương vung tiền hoang phí”.

Trước khi bước vào thời đại Edo, Nhật Bản được chia thành từng vùng lãnh thổ giống như các tỉnh thành của Nhật Bản thời nay, mỗi khu vực lại giống như một quốc gia thu nhỏ.

Tuy nhiên từng vùng thống nhất rằng Thiên Hoàng là con của trời và là người nắm giữ vị trí đứng đầu đất nước. Ở cấp tỉnh, Daimyo (lãnh chúa) là người đứng đầu, cai trị một vùng rộng lớn. Nhờ trấn áp họ, Ieyasu Tokugawa mới có thể thành công xây dựng nên chính quyền Mạc phủ.

Theo cấu trúc xã hội lúc bấy giờ, nếu một thị tộc địa phương nắm giữ quá nhiều tiền của, nguy cơ xảy ra nổi loạn sẽ rất cao. Vì vậy, để tránh nguy cơ này, Mạc phủ đã ban hành hệ thống Sankinkoutai .

Hệ thống Sankikotai được áp dụng với 250 Daimyo. Theo luật, các Daimyo sẽ luân phiên dành 1 năm sống ở Edo, 1 năm sống ở quê hương mà không được mang theo gia đình. Hệ thống này nhằm làm suy yếu quyền lực của các Daimyo, đồng thời cho họ cơ hội để thể hiện năng lực của mình.

Là một Daimyo quyền lực của cả một vùng, tất nhiên, hành trình di chuyển từ quê hương đến Edo hoặc lúc trở về không thể diễn ra trong lặng lẽ. Sẽ thật xấu hổ khi một lãnh chúa uy nghiêm lại chỉ có một đoàn tùy tùng nhỏ. Vì vậy, những chuyến đi là cơ hội để các Daimyo thể hiện sự giàu có của mình. Kết quả, chúng ta có cảnh tượng sau đây.

Đây là cảnh tượng rất đỗi bình thường trong mỗi cuộc di chuyển của các Daimyo. Nhìn vào độ dài của hàng tùy tùng, chúng ta có thể đoán được số tiền các lãnh chúa phải bỏ ra cho cuộc di chuyển đó. Hãy cùng xem qua chi phí cho hành trình của lãnh chúa miền Kaga (tỉnh Ishikawa thời nay), đây là lãnh chúa giàu có và uy quyền nhất lúc bấy giờ.

Để đến được Edo, họ cần mất 13 ngày 12 đêm, chi phí tốn khoảng 240 triệu Yên. Số lượng người ít nhất từng tham gia trong các cuộc di chuyển của lãnh chúa này là 2000 người – bằng khoảng số người của một thị trấn nhỏ.

Nhờ Sankikoutai, số người ra vào thành phố Edo lúc bấy giờ vô cùng tấp nập, giúp cho nơi đây phát triển. Vì lẽ này, có thể nói, Edo chính là nguyên mẫu của Tokyo ngày nay.

Vậy chuyện này có liên quan gì đến vấn đề đường sá tôi nhắc đến ở đầu bài?

Trước đây chỉ có thương nhân mới di chuyển đường dài. Thế nhưng sau khi hệ thống Sankikotai được ban hành, nhiều người đi lại hơn dẫn tới vấn đề đường sá được chú trọng hơn. Do đó, đường được tu sửa và nâng cấp, bên cạnh đó, nhiều thị trấn bên đường cùng hàng quán được mở ra.

Hệ thống các trục đường chính của Nhật Bản thời hiện đại là dựa trên hệ thống đường sá từ thời đại này.

Kết lại, chiến lược phá vỡ tài chính và ngăn chặn nổi loạn của Mạc phủ đã góp phần to lớn vào việc xây dựng đường sá và sự phát triển của Edo. Tuy nhiên, đối với những Daimyo thường xuyên phải sống xa nhà và tiêu nhiều tiền của mỗi năm cho những chuyến đi dài, đây có lẽ là một việc không mấy dễ chịu.

Kengo Abe
Xem thêm: