Thương hiệu “Phở sáng” của người phụ nữ Việt, kiên trì truyền bá hương vị Việt trong mùa đại dịch

 

Phở – món ăn sáng cổ điển của người Việt Nam đã và đang được một phụ nữ Việt hiện sống ở Ikeda, Nagano tích cực truyền bá thông qua thương hiệu “Phở sáng”. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đã một thời gian dài chị không thể trở về nước, thế nhưng ở vùng đất xa lạ, chị vẫn không ngừng vật lộn, kiên trì với quyết tâm của mình.

Sợi phở mềm thấm trong nước cốt gà nhạt, đó chính là món ăn truyền thống được bao thế hệ người Việt tự hào.

Nhân vật lần này là chị Nguyễn Thị Việt Liên, 36 tuổi. Chị mở nhà hàng gia đình “gian ẩm thực Việt của Liên” vào ngày 9 tháng 10, mở bán vào sáng thứ 2 và thứ 7.

“Người Việt Nam ăn sáng với món Phở. Tôi hy vọng món Phở sáng sẽ phổ biến ở Ikeda”

Đã 17 năm kể từ khi chị Liên đến Nhật. Vào mùa Xuân năm 2021, chị chuyển đến Nagano và bắt đầu một cuộc sống mới.

Chị Liên là người Hà Nội, do công việc của bố nên khi học tiểu học, chị theo gia đình đến sống ở Tokyo. Chị Liên có hứng thú với ẩm thực và các thành phố của Nhật Bản nên sau khi về nước, chị tiếp tục học tiếng Nhật và quay lại Nhật để học đại học. Sau tốt nghiệp, chị Liên làm việc tại một công ty quảng cáo ở thủ đô. Lúc ấy, chị có sở thích leo núi ở Nagano để tìm kiếm các cảnh quan không thể thấy ở Việt Nam.

Bước ngoặc đời chị đến vào năm 2020.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khối lượng công việc của chị giảm xuống, đồng thời chị Liên có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về chuyện tương lai. Khi đó, khung cảnh của Nagano thường xuyên hiện lên trong đầu chị.

“Tôi cảm thấy được chữa lành khi ngắm nhìn những ngọn núi nhấp nhô xếp thàng hàng trên con đường trở về từ chuyến leo núi hay cắm trại ở núi Hina (Nagano)”.

Mang theo những cảm xúc yêu mến thiên nhiên cùng ước mơ khởi nghiệp, chị Liên chuyển đến sống ở Ikeda, Nagano vào khoảng tháng 4 năm 2021.

Với sự hỗ trợ của một công ty bất động sản, chị Liên cải tạo một căn nhà khoảng 50 năm tuổi và bắt đầu kinh doanh nhà khách vào tháng 7.

“Bản thân tôi đi du lịch khá nhiều, đã từng ở nhà khách hoặc ở cùng với người dân địa phương. Tôi cũng muốn tạo ra một nơi để chào đón mọi người giống như vậy”.

Một ngày nọ, khi giới thiệu món Phở tới khách trọ, người khách đã dành cho món ăn nhiều lời khen. Vốn là người năng động, chị Liên quyết định mở cửa hàng bán “Phở sáng”.

Chị Liên mua sợi phở từ một nhà cung cấp ở Tokyo, nước dùng được thêm các gia vị như hoa hồi và quế.

Văn hoá người Việt ít khi tự nấu Phở ở nhà mà sẽ ăn Phở tại quán. Chị Liên cho thịt gà và hành lá lên tô Phở, sau đó rưới thêm nước cốt gà để tạo ra tô Phở Gà chính hiệu. Phở được bán kèm với Cà phê Việt Nam thành set có giá 600 Yên.

“Tái hiện hương vị đích thực, cơ bản” của Phở Việt trên đất Nhật

Khách xếp hàng dài trước quán để thưởng thức hương vị Phở nguyên bản, đơn đặt hàng liên tiếp nhau. Gian bếp của chị Liên lúc nào cũng bận rộn.

 

Chị Liên được nhận xét “là một người thuần khiết, đã muốn làm gì là bắt tay vào làm luôn.”

Dù 2 năm rồi chị Liên không về quê, chị vẫn luôn nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình ở Việt Nam. Đêm vào ngày kinh doanh đầu tiên, chị gọi về nhà để thông báo về sự khởi đầu thuận lợi của mình. Chị vẫn duy trì liên lạc với cha mẹ mình mỗi tuần 1 lần.

Bên cạnh niềm vui làm việc, tận hưởng thành quả của bản thân, chị Liên có thể kiên trì truyền bá món ăn Việt ở một nơi xa lạ trong thời điểm không mấy thuận lợi cũng nhờ sự ủng hộ của gia đình ở quê nhà cũng như những người tốt mà chị đã gặp ở Nhật Bản.

Phở sáng Cố lên !!!

Tiếp tới chị Liên có dự định sẽ kinh doanh cả bánh mì Việt Nam. Hy vọng ngày càng nhiều món ăn Việt được biết đến tại Nhật, cũng như công việc của chị Liên luôn được thuận lợi.

Ảnh: Fnn

Sacchan
Xem thêm: