Người đàn ông Nhật Bản mới 30 tuổi và cuộc sống chật vật dưới đáy xã hội

Suy thoái kinh tế kéo dài làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở Nhật Bản, dưới tác động của COVID-19, sự chênh lệch này ngày càng mở rộng.

Theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, tính đến tháng 10 năm 2021 có khoảng 118,317 nhân viên bị sa thải do ảnh hưởng của COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều công ty ở Nhật thuê sinh viên mới ra trường. Nếu chỉ xét trên số lượng sinh viên tốt nghiệp không thể tìm được việc làm, số người đang thất nghiệp trong thực tế ở Nhật có thể vượt hơn con số được công bố rất nhiều.

Các nhân viên cố định ít phải đối mặt với nguy cơ mất việc hơn, nhưng nguy cơ này vô cùng lớn với đối tượng làm thêm hoặc nhân viên không chính thức.

Đây là câu chuyện về một người đã rơi xuống đáy xã hội do mất công việc trong tình huống tồi tệ hiện tại.

Ảnh https://nikkan-spa.jp/1788962/2

Chúng ta tạm gọi tên của người đàn ông này là Kitamura.

Trước kia anh từng phải ngủ trong nhà kho của một công ty sơn, nhưng từ một năm trước, anh có thể sống trong căn hộ theo hợp đồng.

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh không thể kiếm được việc làm ổn định nên phải nhận làm các công việc thời vụ, chẳng hạn như làm Partime cho một nhà máy thực phẩm.

Khi ấy dù không dư dả gì nhưng tính ra anh vẫn đủ sống, thế nhưng cuộc đời hoàn toàn đảo lộn kể từ khi anh nhận làm người bảo lãnh cho bạn vay tiền.
Vì người bạn này không đủ khả năng trả nợ, anh Kitamura trở thành người gánh cho khoản nợ của bạn.
Đột nhiên Kitamura lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Tiếp sau đó là đại dịch COVID-19.

Anh dần dần mất đi các công việc làm thêm, cuối cùng hoàn toàn thất nghiệp. Có nghĩa là Kitamura đang ở trong tình trạng mắc nợ nhưng lại không có thu nhập. Anh cũng bị đuổi khỏi căn hộ đang thuê hiện tại vì nợ tiền thuê nhà.

Kể từ đó, anh ngủ ở những quán Cafe net 24h, nhưng kể từ khi ban bố tình trạng khẩn cấp các quán phải đóng cửa lúc 23:00.

Nợ nần, không việc làm, không chỗ ở, Kitamura chính thức trở thành người vô gia cư.

Kitamura tìm kiếm sự giúp đỡ từ các diễn đàn trên Internet. Từ một diễn đàn tập hợp những người có cùng hoàn cảnh như mình, Kitamura nhanh chóng tìm thấy một căn nhà cho thuê với giá rẻ. Căn nhà này không có chi phí đầu vào và miễn phí thêm 2 tháng ở ban đầu.

Chủ cho thuê sẵn sàng hỗ trợ những người bị mất nhà do dịch COVID-19. Tuy nhiên người này đưa ra một điều kiện, đó là bắt buộc phải nhận được hỗ trợ sinh kế từ Chính phủ. Hỗ trợ sinh kế là hỗ trợ tài chính cho tầng lớp nghèo thông qua một khoản tiền hằng tháng. Từ đây có thể thấy ý định của chủ thuê là muốn lấy tiền thuê cao hơn một chút so với giá thị trường. Kitamura cảm thấy như thể người này đang kinh doanh trên người nghèo thay vì có ý tốt nên đã quyết định không sống ở đó.

Anh tiếp tục thảo luận với một người từ công ty sơn tư nhân trên diễn đàn, bày tỏ ý muốn mượn một không gian nhỏ làm chỗ trú tạm thời ở nhà máy. Bởi vì ngay từ đầu nhà máy không được thiết kế để ở nên không có các tiện ích như vòi sen. Lúc cần đi tắm, Kitamura gội đầu trực tiếp từ vòi nước, sau đó nhúng ướt khăn để lau người.

Thêm nữa vì không gian cho thuê là kho nên anh Kitamura sống chung với dụng cụ sơn và rác thải. Anh bày tỏ với chủ cho thuê về mong muốn tìm việc làm nhưng người này từ chối do khó khăn trong dịp COVID-19 nên không có nhu cầu thuê mướn thêm nhân công.

Dù rất muốn nhanh chóng có công việc nhưng vì nơi ở hiện tại của anh không thể đăng ký thường trú, anh không được nhận việc do ở trong tình trạng không ổn định nơi ở. Chưa kể dù đã trải qua nhiều công việc tạm thời nhưng Kitamura không nổi bật kỹ năng nào, cũng như không có kỹ năng văn phòng.

Tình trạng này không thể cứ tiếp tục mãi, dù chủ thuê rất tốt, nhưng nếu không có việc, Kitamura chỉ còn cách rời khỏi đây mà thôi.

Trong thời đại số hoá, chỉ cần có máy tính và mạng Internet, bạn có thể kiếm tiền bằng rất nhiều cách, thế nhưng với những người không rành về công nghệ thì sao? Trong cảnh sống nghèo khó này cũng rất khó để trang bị các thiết bị.

Mới chỉ 30 tuổi, anh Kitamura đã gần như rơi xuống đáy của xã hội, liệu sẽ đến lúc anh vực dậy được bản thân, trở về với cuộc sống trước đây?

Kengo Abe
Xem thêm: