Xung quanh câu chuyện “bóc lột từ động lực của nhân viên” trong một cửa hàng bánh Nhật Bản

Công ty điều hành cửa hàng bánh kẹo nổi tiếng “Patissier Es Koyama” ở thành phố Mita, tỉnh Hyogo đã buộc nhân viên phải làm thêm hơn 100 giờ mỗi tháng, vượt quá tiêu chuẩn giới hạn về thời gian làm thêm mà Văn phòng Kiểm tra tiêu chuẩn Lao động Itami đưa ra. Văn phòng đã đưa ra đề nghị sửa chữa các vi phạm Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động với cửa hàng 2 lần trong 3 năm tính đến nay. Sau khi nhận được khuyến nghị đầu tiên, không có sự cải thiện nào được thực hiện.

Ảnh Yahoo News

Cục Lao động cho rằng thời gian làm việc dài đã được “bình thường hoá” tại cơ sở kinh doanh này.

Khuyến cáo đầu tiên được gửi lần lượt vào ngày 14 và 15 tháng 1 năm 2018.

Theo giải trình của công ty, công ty đã quy định thời gian làm thêm giờ là “dưới 100 giờ mỗi tháng” dựa trên thỏa thuận giữa lao động và quản lý. Tuy nhiên, khuyến nghị năm 2018 đã xác nhận rằng 55 trong số khoảng 100 nhân viên có tham gia vào sản xuất và bán hàng đã làm việc ngoài giờ hơn 100 tiếng.

Sau đó, vì không có bất cứ cải thiện nào, vào tháng 1 năm nay, cửa hàng tiếp tục nhận khuyến cáo thứ 2.

Ngoài ra, công ty cho biết họ trả tiền làm thêm cho nhân viên, tách biệt so với khoản tiền trả theo giờ cố định. Tuy nhiên, nhiều nhân viên báo lại rằng họ không nhận được khoản tiền làm thêm này.

Phòng PR của công ty đã thừa nhận sự thật trong một cuộc họp báo và giải thích “Sau khuyến cáo đầu tiên, nhân viên phụ trách nhận khuyến cáo đã nghỉ việc. Thông tin về khuyến cáo sau đó được chia sẻ trong nội bộ công ty. Hiện tại công ty đang thực hiện cải thiện.”

Phía công ty đang trong quá trình hoàn tất báo cáo cải thiện cho lần khuyến cáo thứ 2 dựa trên sửa chữa nội dung thoả thuận lao động. Về khoản tiền làm thêm giờ còn thiếu trong 2 năm qua, công ty sẽ tiến hành chi trả theo khuyến cáo của Cục lao động.

Theo thông tin từ công ty, hiện tại số nhân viên (cả chính thức và hợp đồng) ở đây là 110 người. Vào tháng 8 năm 2019, doanh số bán hàng vào cuối năm tài chính là khoảng 2 tỷ Yên, nhưng đã giảm 10% do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 vào tháng 8 năm 2020.

Ông Koyama chủ cửa hàng cho biết:

“Sự tỷ mỉ từ ngành thủ công được đánh giá cao, do đó tôi tập hợp những nhân tài có thể cảm nhận được sự quyến rũ của ngành này và làm việc tận tâm. Dù là vậy, ý tôi không phải là có thể vi phạm pháp luật. Tôi sẽ tự kiểm điểm, đồng thời cải thiện phương pháp làm việc về sau.”

Về vấn đề làm thêm giờ.

Theo quy định tiêu chuẩn lao động: “Làm vượt quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng 1 tuần” được tính là làm thêm giờ. Nếu ký kết thoả thuận lao động (bao gồm 36 thoả thuận), người lao động được phép làm thêm tối đa “45 giờ 1 tháng, 360 giờ 1 năm”. Trong trường hợp người lao động và quản lý thống nhất các thoả thuận đặc biệt, có thể mở rộng thời gian làm thêm lên không quá 100 giờ/tháng trong giới hạn 6 tháng mỗi năm, tuy nhiên không được vượt quá 720 giờ/năm. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, tiêu chuẩn để công nhận những trường hợp chết do làm việc quá sức vì các bệnh lý về não hay tim là tai nạn lao động như sau: “làm thêm khoảng 100 giờ trong vòng 1 tháng trước khi phát bệnh” – mức này được gọi là “mức Karoushi”.

Một nhân viên của cửa hàng tiết lộ với phóng viên của Yomiuri Shimbun về tình hình lao động thực tế tại đây “Những thợ làm bánh trẻ bị đối xử như đồ dùng một lần rồi vứt, họ lần lượt bỏ việc.”

Nhân viên bộ phận sản xuất của công ty sử dụng Group Chat của ứng dụng LINE để báo cáo thời gian bắt đầu và kết thúc công việc với quản lý. Theo lịch sử dùng LINE của nhân viên, có khi họ làm việc từ 4 giờ chiều đến 9 giờ sáng hôm sau vào trước đợt Giáng sinh năm ngoái. Có tháng chỉ được nghỉ 3 ngày, có tháng làm thêm vượt quá 200 giờ, thậm chí có tháng làm thêm hơn 300 giờ.

Các nhân viên cho biết “Mọi người tuy đều đã kiệt sức, nhưng trong bầu không khí mà phía công ty bảo rằng ghét thì cứ nghỉ đi, không ai dám lên tiếng”. Cũng có những nhân viên vì tâm trạng và thể chất suy sụp sau vài tháng vào làm việc đã từ bỏ.

“Chúng tôi vì ngưỡng mộ anh Koyama mà vào đây làm. Nhưng thật đau xót khi nhìn thấy bộ dạng anh ấy tả tơi như vậy.”

Kazuyoshi Ikeda, thành viên ủy ban điều hành của General Support Union (Tokyo) cho biết:

“Hành động lợi dụng động lực của nhân viên để bắt họ làm việc nhiều giờ hoặc làm thêm giờ được gọi là やりがい搾取 – bóc lột từ động lực làm việc.

Trong ngành thực phẩm, nguy cơ vi phạm quy định lao động xuất phát từ ý thức “Phải đào tạo/rèn luyện cho đến khi trở thành người làm được việc” đã bén rễ sâu trong cả người lao động lẫn quản lý. Để thời gian làm việc dài không đe doạ đến tính mạng con người, cần phải thay đổi ý thức này.”

“Bóc lột từ động lực của nhân viên” và “Làm ngoài giờ không lương để tăng cường kỹ năng”

Tuy nhiên qua thông tin này, nhiều người Nhật không cho rằng đây là một hành vi xấu, cụ thể có những bình luận như sau:

  • Nếu ghét thì nghỉ đi. Chỗ làm việc chứ có phải trường học đâu. Nên biết ơn vì người ta trả tiền khi bạn còn chưa làm được việc ấy.
  • Chỉ những nhân viên có thể chịu đựng mới có thể thành công trong tương lai, sàng lọc kiểu này cũng đương nhiên thôi mà.
  • Thực sự luôn ! Lúc còn trẻ và vô dụng có một công việc quan trọng để rèn luyện bản thân, vậy mà lại lấy luật ra làm lá chắn.
  • Cùng một chuyện thôi. Kiểu như “Tôi không trả tiền làm thêm, nhưng bạn cảm thấy đáng làm mà đúng không?”
  • Người ta đang trả tiền để bạn làm những gì bạn thích cơ mà. Ông chủ này là Thần đấy, phàn nàn về Thần là bị nghiệp quật đấy nhé !

Bạn nghĩ sao về câu chuyện này?

Sacchan
Xem thêm: