Câu chuyện về vị bác sĩ đòi lắp ống thở trong hành lang bệnh viện

Kỹ thuật y học của Nhật Bản thuộc hàng Top trên thế giới. Có lẽ bạn đã có dịp nghe về những thành tựu y học của đất nước Mặt Trời Mọc, thế nhưng góp một phần không nhỏ trong những thành tựu đó, không thể không nhắc đến một tấm gương bác sĩ danh tiếng.

Ông tên là Hinohara Shigeaki.

Ảnh: https://www.kanaloco.jp/news/life/entry-16531.html

Hinohara Shigeaki sinh năm 1911 tại tỉnh Yamaguchi. Vừa đấu tranh với bệnh tật, ông vừa ấp ủ ước mơ trở thành một bác sĩ. Lúc lên tiểu học ông phải nghỉ học giữa chừng vì chứng viêm thận cấp nhưng vẫn đỗ khoa Y của Đại học Hoàng gia Kyoto và trở thành một sinh viên vô cùng năng động.

Sau khi mắc phải căn bệnh lao, ông đã định từ bỏ con đường trở thành bác sĩ của mình, thế nhưng trước sự phản đối gay gắt của gia đinh, ông vẫn quay lại trường và tiếp tục theo đuổi hoài bão.

Sau khi làm việc ở một số bệnh viện, năm 1941 ông trở thành bác sĩ khoa nội của bệnh viện Seiroka nằm ở Tsukiji, Tokyo.

Lúc bấy giờ, Nhật Bản đang lâm vào tình cảnh khó khăn do chiến tranh. Tokyo nơi ông sinh sống cũng bị phá hủy bởi cuộc ném bom của máy bay quân sự Hoa Kỳ. Tuy bệnh viện Thánh Luke, một bệnh viện Cơ đốc giáo, đã thoát được khỏi vụ đánh bom, nhưng có rất nhiều nạn nhân xung quanh bệnh viện. Lợi dụng ở Nhật có nhiều ngôi nhà gỗ, quân đội Mỹ đã thả xuống đạn lửa, một loại nhiên liệu gây cháy, gây nên thiệt hại nặng nề.

Bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca bỏng nặng, thế nhưng số lượng bác sĩ và vật tư thiếu thốn đã khiến cho quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn. Nhiều nạn nhân đã không thể qua khỏi… Đây là kinh nghiệm cay đắng trong cuộc đời hành nghề của ông bởi đó là những sinh mệnh mà đáng lẽ ông đã có thể cứu sống.

Sau đó, khi đang dần thăng tiến và tạo dựng vị thế tại Bệnh viện Quốc tế Thánh Luke, ông lại trở thành nạn nhân của vụ không tặc do Hồng quân Nhật Bản gây nên. Nhóm không tặc đã ép máy bay đi Cuba. Sau khi các hành khách được trả tự do tại Fukuoka (Nhật) và Seoul, máy bay đáp xuống Bình Nhưỡng do hết nhiên liệu. Sau đó, nhóm không tặc đầu hàng.

”Ông đã có thể đã bỏ mạng trong vụ không tặc.

Thế nhưng ông vẫn còn sống ở đây, xem như để làm lại cuộc đời và để sống vì người khác”.

Vị bác sĩ chợt tỉnh ngộ trước câu nói của vợ. Sau khi được vợ khuyến khích, ông càng nỗ lực không ngừng, sau đó ông không chỉ giữ các vị trí tại Bệnh viện Quốc tế St. Luke mà còn ở các trường Đại học khác và Bộ Giáo dục, đóng góp tích cực vào việc nâng cao trình độ y tế ở Nhật Bản. Ông còn được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Quốc tế St. Luke.

Khi ông đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp, tin tức cải tạo lại toà nhà bệnh viện được đưa ra, bao gồm cả toà tháp mới cho bệnh viện St Luke. Trong quá trình thiết kế, bác sĩ Hinohara đã đưa ra một yêu cầu như thế này:

“Hãy lắp đặt ống thở oxy ở khắp mọi nơi trong hành lang”

Ống thở oxy ở trong hành lang ư? Mọi người đều khó hiểu trước yêu cầu này của ông. Ai sẽ sử dụng những ống thở đó, cũng như việc lắp ống thở sẽ khiến cho ngân sách đội lên đáng kể. Mặc cho mọi người ra sức phản đối nhưng vị bác sĩ không hề dao động. Ông đã có một bài học không thể nào quên trong chiến tranh khi không thể cứu được những sinh mệnh đáng thương.

“Những sinh mệnh mà tôi không thể cứu.

Lịch sử đau thương có thể sẽ lặp lại ở Nhật Bản.

Vì vậy lần tới, các thiết bị này sẽ giúp cứu được nhiều người”.

Cùng với nhiệt huyết của mình, ông thuyết phục từng ý kiến ​​trái chiều, cuối cùng ông cũng đã thực hiện được ước nguyện.

 

Sau chiến tranh thế giới, những tưởng rằng Nhật Bản sẽ không lâm vào tình cảnh như thời chiến, thế nhưng một sự kiện kinh hoàng đã xảy ra.

Năm 1995, giáo phái Aum Shinrikyo đã rải khí độc chết người Sarin lên tàu điện ngầm ở Tokyo, Nhật Bản. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, mọi người đều đang tất bật trên tàu điện như thường lệ, thế nhưng từ đâu xuất hiện một mùi lạ trong nhiều tàu điện ngầm. Hít phải khí lạ, nhiều người ngã gục, bất tỉnh. Nhận được tin tức, bác sĩ Hinohara, 83 tuổi, ngay lập tức dừng mọi hoạt động thường xuyên như khám bệnh ngoại trú để đón nạn nhân của vụ thả khí độc.

Chính những chiếc bình thở oxy mà bác sĩ Hinohara đã toàn tâm thuyết phục mọi người lắp đặt khắp các hành lang bệnh viện đã cứu được những bệnh nhân trong vụ việc lần này. Tổng cộng 640 nạn nhân đã được đưa đến, con số quá lớn đến nỗi không bệnh viện nào có thể tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu như vậy. Nhưng chỉ có Bệnh viện Quốc tế St. Luke, nơi được thành lập để đề phòng những tình huống cấp bách đó.

Bệnh nhân được đưa đến không chỉ qua cơn nguy kịch mà còn hồi phục nhanh chóng. Ông ra lệnh mở kho thuốc giải độc, kể cả kho dự trữ, và cố gắng hết sức để cứu chữa cho các bệnh nhân. Mặc dù đã 83 tuổi nhưng lúc đó bác sĩ Hinohara vẫn có mặt ở bệnh viện để hỗ trợ.

Thật không may, một nạn nhân đã không thể qua khỏi, thế nhưng tỷ lệ nạn nhân được cứu sống tại bệnh viện St.Luke vẫn đáng khâm phục.

Tiếp đó, các hoạt động của bác sĩ Hinohara vẫn không dừng lại.

Năm 2011, sự kiện ngày 11 tháng 9 diễn ra ở Hoa Kỳ là một sự kiện chấn động toàn cầu mà có lẽ đến giờ các bạn đều nhớ. Cuộc khủng bố nhằm vào toà nhà cao tầng ở Mỹ… Lúc này bác sĩ Hinohara đang ở tuổi 89 đã quyết định thực hiện một hành động táo bạo. Ông nói rằng mình sẽ đến Mỹ và khuyên tổng thống Bush không đáp trả lại cuộc khủng bố này. Dù những người xung quanh nghĩ ông thật điên rồ, thế nhưng cuối cùng ông đã gặp được tổng thống như lời mình đã nói. Vị bác sĩ này có vị trí và sở hữu những mối quan hệ rất đáng kinh ngạc trong giới chính trị. Tuy nhiên, đáng tiếc thay, cuối cùng Mỹ vẫn quyết định đáp trả trước vụ khủng bố.

Một khi bạn đã bị “chơi” thì chắc hẳn sẽ có tâm muốn “chơi lại” đối phương. Thế nhưng tâm lý bảo thủ đó chỉ khiến cho những mối quan hệ thù địch kéo dài không hồi kết.

Vào ngày 18 tháng 7 năm 2017, bác sĩ Hinohara, người luôn tràn đầy nghị lực và yêu quý sinh mạng con người hơn ai hết, đã rời khỏi cuộc đời ở tuổi 105.

“Sinh mệnh chính là thời gian cuộc đời của chúng ta.

Bạn sẽ sử dụng thời gian của cuộc đời để làm gì?

Nếu bạn sống để cứu giúp những người khác,

cách sống của bạn sẽ là hình mẫu cho trẻ em sống trong thời đại tới”

Đó là những lời ông đã để lại cho nhân thế.

Lúc sinh thời, mặc dù đã hơn 100 tuổi ông vẫn cố gắng giữ cho bản thân bận rộn. Ông còn viết sách ngay cả khi di chuyển bằng phương tiện trong thời gian ngắn. Bằng ngòi bút của mình, ông đã cố gắng truyền đạt những suy nghĩ của bản thân cho đời sau. Thậm chí ông nói rằng mình muốn tiếp tục làm việc cho đến khi ít nhất 110 tuổi. Đáng tiếc ở tuổi 105, thế giới đã mất đi một bác sĩ tâm huyết tài ba.

Cầu mong rằng sẽ ngày càng nhiều bác sĩ kế thừa di nguyện của bác sĩ Hinohara Shigeaki.

Kengo Abe
Xem thêm: