Tản mạn chuyện ly hôn thời Edo – Phụ nữ xưa có khi “nghĩ thoáng” hơn bây giờ
Thời Edo được gọi là thời kỳ của Samurai, là một xã hội trọng nam. Việc của phụ nữ là ở nhà nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc con cái. Quan niệm này vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi trong xã hội Nhật Bản hiện đại.
Đó là những điều chúng ta vẫn thường được nghe, nhưng có thật như vậy không?
Trong bài hôm nay hãy cùng tìm hiểu về quan niệm hôn nhân của phụ nữ thời Edo, cũng như chuyện ly hôn của các Samurai.
Hình ảnh bên dưới mô tả một lễ cưới vào thời Edo.
Nhìn hình ảnh có thể cảm nhận đây là một hôn lễ khá cầu kỳ xa hoa, thế nhưng thường thì cuộc sống hôn nhân sẽ không kéo dài.
Ở thời nay, muốn ly hôn, vợ chồng phải nộp đơn có chữ ký của cả hai lên cơ quan hành chính địa phương, nhưng ly hôn thời Edo lại đơn giản hơn rất nhiều.
Ở thời Edo, chỉ cần vợ trực tiếp đưa đơn cho chồng, hoặc chồng trực tiếp đưa đơn cho vợ, vậy là đã ly hôn xong.
Thế nhưng do đơn giản quá nên chỉ cần mâu thuẫn nhỏ cũng có thể khiến hôn nhân tan vỡ.
Bên cạnh đó, tờ giấy ly hôn này cũng được xem như “chứng nhận cho phép tái hôn” với ý nghĩa “Này, tôi đã ly hôn rồi đấy nhé, bây giờ lại có thể kết hôn với người khác được rồi”.
Nhân tiện có một nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới việc phải đưa đơn ly hôn cho nhau vào thời Edo.
- Có cần phải có lý do không
- Tiện thì ly hôn thôi
Không thể tin được là nam thanh nữ tú thời Edo lại có suy nghĩ thoáng như vậy với chuyện hôn nhân.
Hẳn sẽ có nhiều người nghĩ như vậy, nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó.
Lý do ly hôn ở trên được viết vào tờ đơn ly hôn, nếu vì ghét bỏ nhau mà nói xấu, xỉa xói nhau sẽ khiến người đã từng là vợ/chồng của mình khó tái hôn. Chính vì vậy mà họ sẽ viết những lý do đại khái như ở trên xem như tình nghĩa cuối cùng dành cho nhau.
Lưu ý rằng hình thức ly hôn này chỉ đúng với thường dân. Trong trường hợp Samurai sẽ có chút khác biệt, đó là phía người vợ không được đưa đơn ly hôn cho chồng.
Là vợ của Samurai đi kèm với trách nhiệm bảo vệ gia đình, làm việc vì gia đình, sống sao cho không bẽ mặt gia tộc, do đó mà hành vi đưa đơn ly hôn chồng là cấm kỵ.
Nếu vậy, trong trường hợp người vợ muốn cắt đứt quan hệ vợ chồng phải làm sao? Trong trường hợp này sẽ nhờ đến bên trung gian. Nhân vật ở giữa này phải là người bề trên của chồng, hoặc là sư trong Chùa.
Quan trọng nhất vẫn là thanh danh của nhà chồng. Khi đó người vợ nói chuyện với người thứ 3, nhờ người này khuyên nhủ đức lang quân của cô đưa đơn ly hôn, nhằm bảo vệ toàn vẹn danh dự cho gia tộc.
Dù người chồng không muốn ly hôn, nhưng nếu người vợ muốn, vẫn có thể thực hiện được.
Ngày nay muốn ly hôn thì dẫn nhau ra toà, nhưng vào thời ấy nhà Chùa sẽ đóng vai trò tòa án. Có thể thấy Phật giáo giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân.
Tỷ lệ ly hôn của Nhật ở thời hiện đại là 0,2% nhưng vào thời Edo là 10%, cao hơn rất nhiều.
Quả nhiên con người Edo sống tự do thoải mái hơn ngày nay nhỉ !!!
Kengo Abe