Nhật Bản phát minh ra nhiên liệu đốt mới tái chế từ… tã lót người cao tuổi

Chất thải từ tã lót của người già đã qua sử dụng đang tăng lên hàng chục nghìn tấn mỗi năm ở Nhật Bản. Một thị trấn đã có giải pháp tái chế thành những viên nén dùng để đốt tạo nhiệt.

Ảnh: https://www.todayonline.com/world/new-source-fuel-ageing-japan-adult-incontinence

Tại Nhật Bản nhiều vùng nông thôn đang đối mặt với vấn đề dân số già hoá gia, số lượng người cao tuổi tăng đồng nghĩa với các vật dụng liên quan đến họ cũng ngày một tăng lên theo nhu cầu. Trong đó, tã giấy là một vấn đề nan giải không chỉ ở Nhật Bản mà ở nhiều nước tiên tiến khác.

Tã lót chiếm tỷ lệ cao đến 80% trong tổng số rác thải của Nhật Bản được chuyển đến các lò đốt. Cao hơn so với những quốc gia giàu có khác. Trong khi hầu hết các nguồn rác thải khác đang giảm về khối lượng vì dân số Nhật Bản giảm đi, thì các sản phẩm tiêu thụ dành cho người cao tuổi đang tăng lên hàng tấn.

Ảnh: https://www.todayonline.com/world/new-source-fuel-ageing-japan-adult-incontinence

Theo số liệu của Bộ môi trường, lượng tã giấy người già thải ra ở Nhật Bản đã tăng gần 13% gần 1,5 triệu tấn mỗi năm, trong vòng 5 năm qua. Lượng rác thải này được dự đoán sẽ tăng thêm 23% vào năm 2030 khi những người từ 65 tuổi trở lên chiếm gần 1/3 dân số. Bởi vì tã giấy có chứa rất nhiều bột giấy, nhựa bông và nở ra gấp 4 lần trọng lượng ban đầu sau khi bẩn, nên chúng cần nhiều nhiên liệu để đốt cháy hơn so với các nguồn rác thải khác. Điều đó dẫn đến chi phí quản lý rác thải cao, gây tốn kém cho các đô thị địa phương, chưa kể lượng khí thải carbon gây hại cũng tăng lên.

Thế nhưng không giống như các sản phẩm làm từ nhựa khác như ống hút, muỗng, bao bì…có thể thay thế bằng vật liệu thân thiện với môi trường nhưng tã giấy lại là một sản phẩm liên quan trực tiếp đến vấn đề vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ. Vì thế rất khó để loại bỏ tã giấy ra khỏi nhu cầu sinh hoạt của con người.

Ảnh: https://www.todayonline.com/world/new-source-fuel-ageing-japan-adult-incontinence

Trong bối cảnh đó, thị trấn Houki thuộc tỉnh Tottori, trở thành nơi tiên phong trong việc cố gắng giảm thiểu rác thải bằng cách tái chế tã lót. Thị trấn nhỏ chỉ có hơn 10,500 dân, thế nhưng số lượng nguời cao tuổi ở đây chiếm hầu hết. Vì thế các quan chức ngày càng lo lắng về tình trạng rác thải ngày càng tăng nhanh, họ đã xem xét chi phí nâng cấp một lò đốt đã lỗi thời nhằm phục vụ cho công tác xử lý rác. Nhưng cuối cùng họ quyết định chuyển một trong hai lò đốt của thị trấn thành nhà máy tái chế tã lót, biến chúng thành nhiên liệu thay cho khí đốt tự nhiên tại nhà tắm công cộng.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc tái chế là đòi hỏi người chăm sóc phải tách tã bẩn ra khỏi tất cả các chất thải khác. Ông Hayato Ishii, một quan chức thuộc bộ phận xúc tiến tái chế của Bộ Môi trường cho biết, chưa đến 10% các thành phố yêu cầu những hộ gia đình tách tã ra khỏi rác chung. Ở Houki, các hộ gia đình có thói quen phân chia tã lót, nhưng tại 6 viện dưỡng lão, những phụ tá xử lý tã trong các túi khử mùi đặc biệt được đưa đến nhà máy tái chế mỗi ngày trong tuần. Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Daisen, khoảng 200 bệnh nhân cần tã dùng một lần, ước tính mỗi ngày các bệnh nhân thải ra khoảng 180 kg tã.

Sau khi được mang đến nhà máy tái chế, các công nhân sẽ đổ tất cả tã vào một thùng có kích thước bằng một xe kéo nhỏ. Sau đó khử trùng và biến đổi ở nhiệt độ khoảng 176 độ C trong 24 tiếng, giúp giảm trọng lượng xuống còn 1/3 trọng lượng đất. Quá trình này biến tã thành những viên nén nhỏ kích thước khoảng 5 cm. Trong suốt quá trình tái chế, toàn bộ nhân viên được trang bị quần áo bảo hộ bao gồm đồ liền thân, ủng cao su, mũ bảo hộ.

 

Ảnh: https://www.todayonline.com/world/new-source-fuel-ageing-japan-adult-incontinence

Cuối cùng tại nhà tắm công cộng, nhân viên vận hành sẽ đổ các viên nén vào một cái phễu lớn được nối bằng ống nhựa, với một nồi hơi sinh khối. Các viên này được đốt cháy để tạo ra nhiệt lượng cực lớn cần thiết để làm ấm nước tắm. Theo tính toán của chính phủ, mặc dù quy trình này vẫn tạo ra khí thải carbon, nhưng các viên nén này ít gây ô nhiễm hơn so với than đá hoặc khí đốt được sử dụng trong lò hơi.

Ông Tatsuya Sakagami, 68 tuổi, một quan chức đã về hưu, người thỉnh thoảng sử dụng bồn tắm công cộng cho biết: “Khi tôi lần đầu tiên nghe về nó, tôi đã cảm thấy hơi ái ngại khi biết nhiên liệu đốt được dùng là tẫ người già, nhưng dẫu sao đó cũng là một ý kiến ​​hay vì nó tốt hơn về mặt sinh thái.”

Cuối cùng ông Tamotsu Moriyasu, thị trưởng của thị trấn Houki cũng chia sẻ , hoạt động tái chế không mang lại nguồn thu, mặc dù nó đã tiết kiệm chi phí nhiên liệu tại nhà máy đốt rác, và giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên công nghệ này đang thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu, kể cả khách trong nước và khách đến từ Indonesia và Tahiti.

Hana
Xem thêm: