Đây là cách Lực lượng phòng vệ cư xử khi bị bao vây bởi nhóm người dân chống đối

Là quốc gia bại trận trong Thế chiến thứ 2, Nhật Bản phải quy định trong Hiến pháp là sẽ không sở hữu quân đội. Khi đó, Hoa Kỳ là quốc gia thuộc các nước Đồng Minh, đã đưa ra lời hứa sẽ bảo vệ cho Nhật Bản, thế nhưng khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, Hoa Kỳ dành toàn lực vào cuộc chiến này do đó không đủ nhân lực để thực hiện lời hứa của mình. Nhật Bản khi đó được cho phép lập ra lực lượng quân đội riêng với mục đích TỰ VỆ, ngày nay gọi là Lực lượng phòng vệ.

Nói cách khác, quy ước không được sở hữu quân đội của Nhật sụp đổ là hệ luỵ của việc Hoa Kỳ không giữ lời hứa, không phải vì Nhật Bản muốn sở hữu quân đội. Thế nhưng, liệu tiềm lực quân sự Nhật Bản đang nắm giữ là vừa đủ hay vượt ngưỡng “tự vệ”, đó là một câu chuyện khác.

Câu chuyện về sự thành lập của Lực lượng phòng vệ khá phức tạp, nhưng dù thế nào chăng nữa, sự tồn tại của Lực lượng này đóng vai trò quan trọng đối với an toàn của đất nước Nhật Bản. Điều này được quy định trong Hiến pháp, thế giới này không yên bình đến mức Nhật Bản nên tôn trọng Phi vũ trang trung lập (là 1 quan điểm cho rằng nên từ bỏ quân bị, bao gồm cả vì mục đích phòng vệ).

Trong khi Lực lượng phòng vệ “căng mình” để bảo vệ Nhật Bản, lại có một nhóm người Nhật có thái độ vô cùng tiêu cực với Lực lượng phòng vệ và quân đội Hoa Kỳ tại Nhật.

Dưới đây là câu chuyện về thái độ của một binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ, khi bị nhóm chống đối bao vây và gây rắc rối.

 

Ảnh http://blog.livedoor.jp/dqnplus/archives/2012263.html

Binh sĩ này không thể vào được căn cứ vì bị nhóm chống đối chặn đường, sau đó bị một nhóm người dân bao quanh. Thế nhưng ngay cả trong tình huống phức tạp như vậy, anh không hề mở lời doạ nạt, chỉ đơn giản tháo bỏ vũ khí rồi cứ như vậy đứng nghiêm trước những người đã làm khó dễ mình. Tiếp theo, anh cúi đầu thật sâu trước họ và dõng dạc nói:

“Xin hãy cho tôi đi qua, làm ơn !”

Anh lặp lại cụm từ này rất nhiều lần. Kể cả trước thái độ rất lịch sự ấy, nhóm người chống đối vẫn tiếp tục chặn đường, thậm chí còn buông tiếng cười nhạo.

Những binh sĩ khác trước tình hình này chỉ có thể đứng nhìn từ xa.

Con đường binh sĩ này đang đi là đường công cộng, có nghĩa là ai cũng có quyền tự do đi lại. Với hành vi chặn đường gây cản trở người đi đường, đây rõ ràng là trái luật và nhóm binh sĩ hoàn toàn có đủ quyền để yêu cầu họ tản ra. Thế nhưng chẳng ai can thiệp, hay đúng hơn không thể can thiệp, vì đây là một tình huống khá phức tạp.

Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản là những người sẽ xông pha đầu tiên khi có máy bay hoặc tàu thuyền không xác định xâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản.

Cũng chính họ là những người trực tiếp thực hiện cứu trợ đối với các trường hợp vô cùng khắc nghiệt như đại thảm hoạ hay tai nạn máy bay. Là họ ở bên người dân Nhật Bản trong những lúc tuyệt vọng nhất.

Những người này đang gồng mình bảo vệ người dân Nhật Bản và cả đất nước Nhật Bản, vậy ai sẽ là người bảo vệ họ?

Binh sĩ Lực lượng phòng vệ không phải cảnh sát, do đó họ không có thẩm quyền loại trừ, bắt giữ những người đang phong toả đường phố. Dù bạn có thể thấy những binh sĩ này mang trên người vũ khí hạng nặng, ngồi trên những phương tiện hoành tráng, thế nhưng họ không thể sử dụng sức mạnh ấy để bảo vệ mình. E rằng thậm chí ở phạm vi thế giới, tôi cho rằng không có lực lượng quốc phòng nào mà lại áp lực như Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Tôi hiểu rằng có những người phản đối sự tồn tại của Lực lượng phòng vệ và quân đội Hoa Kỳ, thế nhưng tôi hoàn toàn không hiểu tại sao phải dồn ép những người trẻ tuổi đang cố gắng làm công việc của mình đến mức như thế.

Trước những tin tức thế này, e rằng số người trẻ muốn gia nhập Lực lượng phòng vệ sẽ giảm đi. Khi đó tôi thắc mắc họ – nhóm người đối lập này sẽ làm gì để bảo vệ đất nước Nhật Bản?

Cũng phải khẳng định rõ rằng tôi không phải người theo Chủ nghĩa quân phiệt, nhưng tôi mang ơn những người đã bảo vệ quốc gia và tận tình cứu trợ cho các nạn nhân khi thiên tai xảy ra.

Đó không phải lẽ nên làm sao?

 

Kengo Abe
Xem thêm: