Khoảng một nửa vật liệu sản xuất của UNIQLO đều có thể tái chế vào năm 2030

FAST RETAILING, tập đoàn sở hữu các thương hiệu lớn như Uniqlo và GU dự kiến cho đến năm tài chính 2030 sẽ thay thế khoảng một nửa số vật liệu sản xuất thành loại có thể tái chế. Thêm nữa, điện dùng ở các cửa hàng trên toàn thế giới cũng sẽ chuyển sang nguồn năng lượng có khả năng tái tạo.

Mục đích của hoạt động này hướng tới giảm trọng tải lên môi trường, đạt được kinh doanh bền vững cùng với nâng cao sức mạnh thương hiệu.

Ảnh Yomiuri

Về loại vật liệu nào sẽ được tái chế, bên cạnh các chai nhựa PET đã qua sử dụng, Fast Retailing cũng sẽ tuần tự đưa vào sử dụng các vật liệu tái chế khác như sợi hoá học Rayon và Nylon. Trong năm 2022, cùng với công ty dệt may lớn Toray, tập đoàn sẽ thành lập một cơ sở nhằm mục đích phát triển vật liệu mới giúp giảm gánh nặng cho môi trường.

Thêm nữa, như một đối sách để hạn chế vấn đề quyền con người như bóc lột sức lao động ở các doanh nghiệp đối tác, Fast Retailing cũng sẽ tiến hành minh bạch hoá mạng lưới phân phối. Trong đó, thương hiệu sẽ công khai tên các xưởng may sẽ tiếp tục trở thành đối tác. Hiện tại Fast Retailing mới chỉ công bố các nhà máy trọng yếu, thế nhưng đối tượng sẽ tiếp tục được mở rộng. Trong tương lai thương hiệu sẽ hoàn thiện một hệ thống có thể theo dõi được cả nguồn nguyên liệu thô.

Thêm nữa, là quốc gia có ngành dệt may phát triển, Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tượng đầu tư lâu dài của UNIQLO trong tương lai. Việt Nam xếp thứ hai về số lượng nhà máy trong chuỗi cung ứng của Fast Retailing, với 44 nhà máy, xếp sau Trung Quốc.

Ảnh https://www.businessinsider.jp/post-206899

Tadashi Yanai, Giám đốc Fast Retailing cho biết trong một cuộc họp báo rằng “Chúng tôi sẽ trình làng những bộ trang phục chưa từng có trên thế giới từ trước đến nay, và cống hiến cho một xã hội phát triển bền vững”.

Trong tuyển tập sản phẩm mùa Đông năm 2021, khoảng 15% vật liệu Polyester đã được chuyển thành vật liệu tái chế từ chai nhựa PET.

Sacchan
Xem thêm: