Hơn 10 tỷ Yên không đến tay người trúng số mỗi năm ở Nhật, lý do là gì?

Mùa Đông Nhật Bản rất lạnh lẽo. Chút ấm lòng cuối đông là khi năm mới tới các nhân viên chờ đợi khoản tiền thưởng cuối năm cho ấm túi ấm lòng. Đáng tiếc thay, năm nay do COVID-19 mà kỳ vọng đó cũng tan thành mây khói.

Vì vậy nhiều người nhắm tới ước mơ “1 bước lên tiên”, đúng vậy ước mơ ấy chính là trúng số.

Đặc biệt vào thời điểm này, xổ số Jumbo đang mở với tổng giải thưởng (giải nhất và các giải trước và sau) lên tới 1 tỷ Yên. Với số tiền trúng số khổng lồ, dù có sống xa hoa đến đâu cũng đủ để tận hưởng cả một đời, do đó giải thưởng được rất nhiều người nhắm tới.

Ảnh https://news.livedoor.com/article/image_detail/21306347/?img_id=31500477

Ấy vậy mà…

Bạn có biết rằng dù trúng số, khá nhiều trường hợp người thắng giải không quy đổi giải thưởng thành tiền?

Việc đổi tiền có thể được thực hiện trong vòng 1 năm từ khi cho phép đổi tiền. Quá thời hạn này thì giải thưởng trở nên vô hiệu, có nghĩa là bạn không thể chuyển đổi được nữa.

Tổng số tiền bị “vô hiệu” vào năm ngoái là khoảng 12,8 tỷ Yên. Như đã đề cập ở trên giải nhất Jumpo cuối năm có khoảng 5 tờ. Bao gồm cả giải này, ước tính có 10 người  trúng từ trên 100 triệu Yên. Không riêng gì năm ngoái mà hằng năm đều có khoảng 10 tỷ Yên tiền trúng số bị vô hiệu.

Ngân hàng Mizuho, đơn vị phát hành xổ số không sở hữu số tiền này mà tiền được dùng vào các dự án công, thế nhưng dù gì đi nữa, với những người trúng số nhưng không quy đổi tiền, đây cũng là một điều đáng tiếc.

Tại sao họ không nhận tiền?

Dù đây chỉ là suy đoán (không có số liệu thống kê) nhưng có một số trường hợp như sau.

1. Mua vé số nhưng lại làm mất

Những người rơi vào trường hợp này sẽ không biết mình đã trúng số. Họ cũng chẳng nhớ con số mình đã mua là số nào. Thế nhưng thà rằng quên luôn, chứ nhớ ra, biết mình trúng số nhưng lại làm mất tờ vé số thì có khi ân hận cả đời mất.

2. Mua vé số trong lúc cao hứng do say xỉn

Trường hợp này chắc chắn rất nhiều. Nhiều cơ sở bán vé số đóng số vào buổi chiều nên đối tượng của trường hợp này là những người ăn nhậu vào buổi trưa.
Làm việc đi ạ các anh chị ơi….

3. Qua đời

Nhiều người lớn tuổi ở Nhật rất thích mua vé số. Mẹ tôi là một ví dụ điển hình.

Nhưng cũng có trường hợp những cụ ông, cụ bà này trúng số, nhưng đã qua đời mà người nhà không biết tờ vé số đó ở đâu. Theo tôi cứ như vậy là tốt nhất. Giả sử người trúng giải nhất với tổng số tiền 1 tỷ Yên, điều này có thể gây ra những tranh cãi không đáng có trong gia đình liên quan đến thừa kế. Tốt nhất là để số tiền rơi vào quên lãng, dù gì chủ sở hữu cũng đã không còn.

Dù rơi vào trường hợp nào cũng thật đáng tiếc, thà rằng ngay từ đầu đừng mua mà để giành cơ hội cho những người sẽ thực sự sử dụng số tiền?

Nhân đây thì ở Nhật có nhiều người mua vé số nhưng giấu gia đình và người thân, vì họ không muốn bị nói “đằng nào cũng chả trúng, mua làm chi cho tốn kém”.

Khi đó những nơi họ thường giấu vé số là trên bàn thờ Thần, bàn thờ Phật, trong cặp, trong ngăn kéo bàn, trong tủ lạnh, mặt sau của khung tranh hoặc trong túi áo quần. Để đồ ở những nơi như vậy dễ bị quên hoặc làm mất.

Bạn có tờ vé số nào bị rơi vào quên lãng không? Nhớ kiểm tra lại biết đâu trúng số mà không biết đấy nhé !

Kengo Abe
Xem thêm: