Cuộc chiến Cáo (Kitsune) và Chồn (Tanuki) – Yêu thuật của con nào mạnh hơn?
Con Chồn núi (Tanuki) và con Cáo (Kitsune) đều là những động vật hoang dã xuất hiện từ thời cổ đại ở Nhật, thế nhưng chả hiểu vì lý do gì mà chỉ riêng hai con vật này là được tin rằng sở hữu sức mạnh đặc thù.
Sức mạnh của chúng là có thể sử dụng yêu thuật để mê hoặc, khiến con người rơi vào bẫy.
Sao lại có câu chuyện như thế nhỉ? Và nếu vậy thì yêu thuật của con nào mạnh hơn? Hãy cùng kiểm chứng trong bài lần này nhé !
Đầu tiên là Chồn núi (Tanuki)
Ảnh https://lowch.com/archives/14168
Để dễ hình dung thì đây là con vật mà mèo máy Doraemon hay bị nhầm thành đấy.
Tanuki sống ở bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, phía Đông nước Nga và phía Bắc của Việt Nam. Trung bình con vật chỉ dài từ 50-70 cm, không quá lớn. Tanuki ăn tạp và thức ăn của chúng là những động vật nhỏ hơn như chuột hay chuột chũi, cua, côn trùng và cả hạt cây.
Con Cáo (Kitsune)
Môi trường sống của Cáo phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên toàn thế giới, bao gồm Lục địa Á-Âu, châu Phi và Bắc Mỹ. Cáo có chiều dài khoảng từ 50-80 cm, và cũng giống như Tanuki, là động vật ăn tạp.
Tuy chỉ là động vật hoang dã thông thường, nhưng trong các câu chuyện xa xưa xuất phát từ Phật giáo Trung Quốc, hai con vật này đại diện cho những “vai xấu”, chuyên đem lại phiền phức cho loài người. Chúng xuất hiện trong rất nhiều câu chuyện tưởng chừng không có hồi kết và cũng có nhiều biến thể, thế nhưng nhìn chung có thể tóm tắt năng lực của từng con vật như sau:
- Năng lực đặc thù của Tanuki
– Có thể biến lá cây thành tiền
– Giả thành người (nhưng đa số bị phát hiện do lòi đuôi)
– Bày mưu lừa người khác nhưng kết cục lại bị lừa. Nhìn chung, người Nhật khi nhắc tới Tanuki thường sẽ nhìn nhận ở khía cạnh đáng yêu. Họ gọi những người có đuôi mắt cụp xuống là “Tanukigao” (mặt Chồn núi). Thêm nữa trong các câu chuyện kể, nhân vật Tanuki đa số là đàn ông. - Năng lực đặc thù của Cáo
– Hoá người (vô cùng điêu luyện, khó bị lộ)
– Mê hoặc người khác (tỷ lệ thành công rất cao)
– Sở hữu nhiều ma thuật độc đáo. Hoàn toàn trái ngược với Tanuki, các nhân vật gắn liền với Cáo thường là phụ nữ trưởng thành, quyến rũ với hình ảnh tĩnh lặng, nghiêm túc. Người sở hữu đôi mắt xếch sẽ được gọi là “Kitsunegao” (mặt Cáo).Trong các câu chuyện kể, thay vì đóng giả thất bại và bị bắt, khi lộ thân phận, Cáo sẽ biến mất. Nhìn chung nhắc đến Cáo là liên tưởng đến hình ảnh “cool” (ngầu) và “beauty” (đẹp).Thêm nữa vì ở Nhật có nhiều Đền thờ Cáo nên có thể suy ra rằng người Nhật có xu hướng tôn thờ và sợ hãi Cáo hơn.
Tóm lại cả hai con đều rất mạnh, nhưng rõ ràng về tổng thể Cáo khôn ngoan hơn và năng lực cũng vượt trội hơn.
Thêm nữa Cáo còn có thể tiến hoá khác. Đây là Cáo chín đuôi.
Tất nhiên Cáo 9 đuôi không có thật trong thiên nhiên mà chỉ tồn tại trong những câu chuyện về Yêu quái. Trong Thần thoại Trung Quốc, Cáo 9 đuôi là sứ giả của Thần trên Thiên quốc. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ các tác phẩm cổ điển Trung Quốc do đó có lưu truyền câu chuyện tương tự.
Ở Nhật, truyện cổ kể rằng mẹ của âm dương sư Abe no Seimei là Cáo chín đuôi. Âm dương sư là người sử dụng thuật pháp độc đáo để tiêu diệt tà ma, thế nhưng năng lực đặc biệt này được thừa hưởng từ máu của người mẹ là Cửu vĩ hồ (cáo 9 đuôi).
Cùng là sử dụng yêu thuật để đánh lừa con người nhưng Cáo và Tanuki có hai hình ảnh trái ngược nhau.
Cáo thì tĩnh lặng khôn ngoan, Chồn lại bộp chộp hấp tấp. Dù nghĩ kiểu gì thì Cáo cũng mạnh và nguy hiểm hơn.
*** Ngoài ra bạn có biết rằng ở Nhật có cả phiên bản Udon Cáo và Udon Chồn núi không? Gọi là Kitsune Udon và Tanuki Udon.
Kitsune Udon được nấu cay cay ngọt ngọt và có thêm đậu hũ chiên.
Tại sao trong Kitsune Udon lại có đậu hũ chiên? Đơn giản vì có câu chuyện kể rằng Cáo thích ăn đậu hũ chiên. Tại Đền thờ Cáo người ta cũng dâng đậu hũ chiên lên cho Thần cáo.
Còn đây là Tanuki Udon.
Tanuki Udon là loại có thêm Tenkasu là bột vụn nổi lên khi chiên Tempura. Thế nhưng cách gọi Tanuki Udon chỉ có ở vùng Kanto, còn ở Kansai người ta gọi là “Kasu Udon”. Khác với Kitsune Udon, không có câu chuyện nào giải thích cho tên món ăn. Ở điểm này ta lại có thêm một yếu tố đối kháng với con Cáo nhỉ.
Cá nhân tôi thích những cô gái có đuôi mắt cụp xuống, như đã nói ở trên là “mặt Chồn”, thêm nữa tôi nghĩ thỉnh thoảng mắc lỗi cũng rất đáng yêu đấy chứ. Bạn thích Cáo hay Chồn hơn nhỉ?
Kengo Abe