Tục lệ “Khai gương” đầu năm – Kagami Biraki ở Nhật Bản

Kagami Biraki (鏡開き) là tục lệ lâu đời diễn ra vào 11/1 hằng năm, tuỳ từng địa phương mà ngày tổ chức có sự thay đổi. Tục lệ này nhằm cầu mong một năm mới bình an, khoẻ mạnh, không bênh tật. Để thực hiện tập tục này, bạn phải bắt đầu trang trí một loại bánh gọi là Kagami Mochi vào cuối năm. Đây được cho là nơi trú ngụ của vị thần năm mới, vì vậy chưng Kagami Mochi trong nhà được xem là cách để mời vị thần này đến nhà. Phong tục này được cho là bắt đầu vào khoảng thời kỳ Muromachi.

Ảnh: https://forest17.com/wafu4/wa4_0975.html

Sự khác biệt về ngày tổ chức

Ở Kanto, Tohoku, Kyushu và Hokkaido thông thường, sau tuần đầu tiên của năm mới, người ta sẽ “khai gương” Kagami biraki để thưởng thức lớp bánh dày bên trong. Từ 1/1 đến 7/1 được gọi là Matsu no uchi (dịp ăn mừng năm mới). Ngoài ra, nhiều người nói rằng chưng Kagami Mochi qua ngày 11 không phải là điều tốt.

Còn ở Kanto, vì dịp tết (Matsu no uchi) kéo dài đến 15/11 nên người ta sẽ “khai gương” vào 15/1 hoặc 20/1.

Một số địa phương và Kyoto lại có sự khác biệt, họ tổ chức Kagami Biraki vào 4/1.

Lý do của sự khác biệt này đó là vì mối liên hệ trong lịch sử, 20/4 là ngày mất của Shogun Tokugawa Iemitsu. Trước khi Tokugawa Iemitsu qua đời, Matsun o uchi kéo dài cho đến ngày 15/1, và Kagami biraki được tổ chức vào ngày 15 hoặc 20. Tuy nhiên, sau cái chết của Tokugawa Iemitsu, tập tục này được bắt đầu vào ngày 11 để tránh cử hành vào ngày 20, cùng ngày với ngày giỗ của Shogun.

Lưu ý khi ăn Kagami Mochi 

・Không cắt bằng dao
Dùng dao để cắt chắc hẳn đơn giản hơn việc dùng một chiếc búa hoặc tay, thế nhưng dao cũng như vật sắc nhọn là điều cấm kỵ trong lễ “khai gương”. Vì dao khiến người Nhật gợi nhớ đến tập tục mổ bụng seppuku.

・Không được để thừa hoặc bỏ đi

Kagami mochi là nơi trú ngụ của vị thần năm mới vì vậy việc vứt bỏ Mochi là điều cấm kỵ. Bạn phải ăn sạch không để thừa lại dù chỉ là một miếng nhỏ.

Thưởng thức Kagami Mochi trong không khí gia đình sum vầy là một tập tục từ xưa của nhiều gia đình Nhật Bản. Có một số gia đình không còn duy trì phong tục này nữa thế nhưng đây cũng là một nét đẹp văn hoá, cầu mong sức khoẻ yên lành mà các bạn đang sống ở Nhật có thể thử trải nghiệm.

Chee
Xem thêm: