Nguyên nhân không phải ai cũng biết về cuộc đàn áp Cơ đốc giáo ở Nhật Bản

Người Nhật có tôn giáo của riêng họ là Shinto (Thần đạo). Sau đó Phật giáo du nhập từ Trung Quốc, dung hoà với Thần đạo để trở thành một tôn giáo trộn lẫn nhưng tiếp tục duy trì đến tận ngày nay như quan điểm tôn giáo nền tảng của người Nhật. Thế nhưng người Nhật vẫn “khoan dung” với các tôn giáo khác, bằng cách họ vẫn tổ chức Giáng sinh (vốn là của Cơ đốc giáo) và cả ngày Valentine.

Tuy nhiên, trong quá khứ, giai cấp cầm quyền Nhật Bản đã nhiều lần bắt bớ, đàn áp dã man những tín đồ Cơ đốc giáo. Nguyên nhân của những cuộc đàn áp này vẫn chưa thực sự được làm sáng tỏ. Trong bài viết lần này, tôi sẽ truy tìm nguyên nhân Toyotomi Hideyoshi (người thống nhất Nhật Bản) lại thực thi những biện pháp triệt để đến vậy với tôn giáo này.

 

https://president.jp/articles/-/52513

 

Năm 1587, đứng đầu Nhật Bản lúc bấy giờ là Toyotomi Hideyoshi đã cấm tuyên truyền đạo Cơ đốc, ban hành luật trục xuất các nhà truyền giáo người nước ngoài ra khỏi đất nước. Tại sao lại có đạo luật này, tôi sẽ giải thích đầu đuôi ngọn ngành.

Năm 1583, một con tàu Bồ Đào Nha xuất phát từ Macao đến Ấn Độ nhưng bị mắc cạn trên đường đi. Tin tức đến tai các nhà truyền giáo, họ đã nói như sau:

Chuyện này xảy ra là vì những hành động dã man của các thương nhân Bồ Đào Nha ở Nhật Bản và Trung Quốc. Sự trừng phạt của Chúa đã giáng xuống.

Rốt cục những người này đã làm gì ở Nhật Bản? Đây là câu chuyện do các nhà truyền giáo kể lại.

Các thương nhân Bồ Đào Nha không biết kính sợ Chúa trời, trong nhiều năm liền, họ dắt theo những cô gái xinh đẹp với nước da trắng trẻo, quấn lấy họ và hành xử với họ cứ như vợ của mình, làm những hành động báng bổ Thánh thần. Chính vì sự ngạo mạn này mà bọn họ phải nhận hình phạt của Chúa.

Đúng vậy, những người phụ nữ Nhật Bản đã bị bắt cóc để thoả mãn nhu cầu tình dục của các thương nhân chứ không chỉ bị bóc lột sức lao động.

Không chỉ các nhà truyền giáo là thấy kinh tởm với hành động trên, thế nhưng người Nhật không có cách nào để ngăn lại. Lúc bấy giờ người Bồ Đào Nha sở hữu súng, sức mạnh quân sự cũng vượt trội hơn hẳn Nhật Bản và Trung Quốc.

Thậm chí trong các sử sách của Nhật cũng ghi chép rằng cả đàn ông và phụ nữ Nhật đều bị bắt lên những con tàu thương nhân của Bồ Đào Nha.

Vấn đề không chỉ giới hạn ở người Bồ Đào Nha. Một số người Nhật chứng kiến sự việc này đã tiếp tay, có những hành vi bán đứng những người phụ nữ trong chính gia đình của họ, từ con cái, vợ, chị em đến cả mẹ.

Nhận thấy tình hình này, Toyotomi Hideyoshi đã tranh luận với người đứng đầu nhánh Giáo hội Cơ đốc giáo tại Nhật và nhận được câu trả lời như sau:

Người Nhật các anh bán người, chúng tôi mua. Chúng tôi cũng muốn ngăn việc này, thế nhưng như vậy lại không thể ngăn được.

Những vị giáo sĩ này dù nhìn thấy rõ tình hình, nhưng nhắm mắt làm ngơ và cũng không có ý định làm điều gì đó để ngăn lại.

Toyotomi Hideyoshi nhận định rằng nếu để những vị giáo sĩ như vậy truyền giáo trên nước Nhật sẽ chỉ khiến bi kịch lan rộng, do đó đã ban hành luật trước để ngăn điều này xảy ra.

Hành động ban hành luật để cấm không quy chụp những tư tưởng của Cơ đốc giáo là xấu xa, thế nhưng trong Thời đại khám phá (chỉ một giai đoạn mà các cuộc viễn chinh bằng đường hàng hải nở rộ để khám phá Tân thế giới, góp phần to lớn cho việc hoàn thiện tấm bản đồ thế giới ngày nay), các quốc gia châu Âu đã sử dụng Cơ đốc giáo như một công cụ để mở rộng thuộc địa. Cách thức triệt để này của Toyotomi Hideyoshi đã chứng minh chắc chắn về tầm nhìn xa trông rộng của người đứng đầu quốc gia, ngăn ngừa nguy cơ trở thành thuộc địa cho Nhật Bản.

Kengo Abe
Xem thêm: