Nhìn lại “lịch sử trị an” của Nhật Bản để biết tại sao nhiều người nghĩ rằng Nhật Bản là quốc gia an toàn?

Nhật Bản là quốc gia có trị an tốt, sống ở Nhật rất yên tâm, đó là những điều mà người ta hay nói về nước Nhật. Tất nhiên quốc gia nào cũng có người xấu người tốt nên dù sống ở đâu cũng không được phép lơ là chủ quan, thế nhưng quả nhiên Nhật Bản là quốc gia an toàn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao người ta lại nói thế về nước Nhật không?

Hôm nay hãy cùng JAPO nhìn lại lịch sử trị an của Nhật Bản để trả lời cho câu hỏi trên nhé.

Thời Nara

Được gọi là thời Nara vì thủ đô Nhật Bản khi đó được đặt tại tỉnh Nara ngày nay. Thế nhưng vào thời này, quyền lực vẫn chưa được thống nhất trên toàn lãnh thổ đất nước. Ở địa phương là vùng Tohoku ngày nay thường xuyên xảy ra những cuộc nội chiến giữa nhóm dân bản địa gọi là Emishi.

Để chinh phạt vùng này, một nhân vật tên Sakanoue no Tamura Maro đã thân chinh đến, cuộc chiến diễn ra liên tục trong 38 năm. Kết quả, dân bản địa Emishi bị đánh tan tác và nơi này trở thành đất do triều đình quản lý. Dân Emishi bị cưỡng chế rời khỏi mảnh đất của họ, cuộc sống khốn cùng nên sinh ra các hành vi trộm cắp, cướp phá. Nhóm Emishi trở thành tội phạm được gọi là Fushuu, tiến hành xâm lăng các vùng khác. Nhóm tự vệ ở mỗi vùng lập ra để chống lại Fushuu liên kết với nhau và trở thành các Samurai.

Thời Kamakura

Thời thế thay đổi, cai trị Nhật Bản lúc này chính là các Samurai. Để đảm bảo quyền của giai cấp thống trị, các Samurai bắt đầu ban hành những đạo luật ràng buộc, tuy nhiên so ra thì luật pháp thời này vẫn rất lỏng lẽo. Kể cả với những trọng tội như giết người, nếu nạn nhân không kiện thì thủ phạm sẽ không phải nhận hình phạt. Có nghĩa là nếu giết mọi nhân chứng thì sẽ không bị phán xử. Do đó mà người dân không dựa vào pháp luật, tự mình tìm tên giết người để trả thù theo luật “nợ máu phải trả bằng máu”.

Sống vào thời này không hề yên bình một chút nào…

Thời Sengoku

Sở dĩ gọi là thời Sengoku (Chiến quốc) vì đây là thời kỳ chiến tranh triền miên trong lịch sử Nhật Bản. Các Samurai thống trị từng vùng cát cứ tuyên chiến với nhau để tìm ra người sẽ thống trị nước Nhật. Lẽ đương nhiên những Samurai thắng trận sẽ ngang nhiên cướp đất đai, tiền của, lương thực từ người dân ở vùng thuộc địa. Những phiên chợ nô lệ quy mô lớn được mở ra, nạn buôn bán người hoành hành.

Một thời kỳ loạn lạc như vậy đương nhiên không thể khiến người ta sống an tâm được.

Ai là người đặt nền tảng cho nền trị an của nước Nhật?

Người khép lại thời kỳ tồi tệ này hoạt động vào cuối thời Sengoku, một vị tướng có tên Oda Nobunaga. Mặc dù ngay trước khi nước Nhật thống nhất, ông đã bị thuộc hạ phản bội và giết hại, thế nhưng những mệnh lệnh của ông chính là nền tảng cho nền trị an của Nhật Bản. Thực ra câu chuyện này dựa trên các quy tắc được tạo ra từ thời ông nội của Oda Nobunaga.

Chân dung Oda Nobunaga

Ông của Nobunaga là Nobusada chịu trách nhiệm quản lý một thương cảng hàng đầu thế giới. Có rất nhiều thương nhân giàu có sống gần thương cảng, với sự hỗ trợ tài chính từ họ, quyền lực của Nobusada được thổi phồng. Đổi lại Nobusada sẽ đảm bảo sinh hoạt và quyền lợi của giới thương nhân. Mối quan hệ hợp tác cùng có lợi này phát triển nhanh chóng và phạm vi mục tiêu cũng được mở rộng. Nhân vật chính trong câu chuyện lần này là người cháu Nobunaga đã bị ảnh hưởng triệt để từ cách làm của ông mình.

Do đó mà vào thời Sengoku, dù là thời đại loạn lạc trong đó các cuộc giao tranh dẫn tới nạn cướp phá, bạo lực ở khắp mọi nơi, Nobunaga đã ra lệnh cấm tuyệt đối chư hầu của mình có những hành vi như vậy. Chỉ cần cướp 1 Sen (đơn vị tiền tệ thấp nhất lúc bấy giờ) cũng sẽ bị khép vào tội chết. Nếu cần hàng hoá phải bỏ tiền túi ra mà mua. Quân luật của ông đưa ra để bảo vệ dân thường và giới thương nhân vô cùng chặt chẽ. Có câu chuyện lưu truyền rằng khi một thuộc hạ của Nobunaga định tiếp cận một phụ nữ địa phương, ông đã rút gươm chém đầu người này.

Những tiếng tốt về vị Samurai lan truyền trong dân chúng, tiếng tăm của Nobunaga được ca ngợi, Nhật Bản tiến thêm một bước tới con đường thống nhất. Tại những vùng được Nobunaga tiếp quản, an ninh tốt đến mức các thương nhân có thể yên tâm chợp mắt bên vệ đường.

Giai cấp thống trị sau thời của Nobunaga, học được bài học của người xưa, phán đoán rằng đây chính là cách đúng đắn để cai trị dân chúng, khiến họ phục tùng không chỉ ngoài mặt mà tận bên trong, do đó kế thừa tiếp nối, tạo nên một nước Nhật vô cùng an ninh của ngày nay.

Bên cạnh đó, việc ban hành quy chế cấm sở hữu vũ khí ngoại trừ giới Samurai càng khiến cho an ninh được đẩy mạnh. Khi thời đại Samurai kết thúc, ngoài cảnh sát và quân đội, lệnh cấm mang theo vũ khí hay Katana vẫn được duy trì.

Vũ khí chỉ nên được dùng để bảo vệ bản thân khỏi các hành vi bạo lực. Thế nhưng nếu cho phép sở hữu vũ khí thì lẽ đương nhiên tội phạm cũng có thể sử dụng. Vì giai cấp thống trị sẽ bảo vệ người dân do đó họ không cần thiết phải sở hữu vũ khí. Từ sau Thế chiến thứ 2, lệnh cấm sở hữu súng và gươm ngày càng gay gắt, trên toàn quốc đã tịch thu hơn 3 triệu vũ khí.

Dù là vậy nhưng đừng mang suy nghĩ vì là người Nhật nên tuyệt đối an toàn nhé. Mặt khác, con đường hoà bình luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi hy vọng hoà bình sẽ cải thiện an ninh của nhiều quốc gia.

 

Abe Kengo
Xem thêm: