Đáp lại đơn xin tị nạn từ người Myanmar – Liệu Nhật Bản có thể cứu họ?
Hiện tại, nền kinh tế nước Nhật đang được vận hành dựa trên sự hỗ trợ của rất nhiều thực tập sinh kỹ năng. Nhân vật được đề cập trong bài lần này là hai người Myanmar đang làm thực tập sinh ở Nhật.
https://www.tokyo-np.co.jp/article/151200
Họ bỏ trốn khỏi chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật và nộp đơn xin tị nạn.
Vào tháng 8 năm 2019, hai người này đến Nhật và làm việc cho một công ty ở tỉnh Aichi, chuyên sản xuất Bento (cơm phần) để phân phối. Họ bị ép làm những công việc không có trong hợp đồng như rửa hộp cơm, phải làm việc trong điều kiện khổ sở, ngập trong hơi nóng từ máy móc và mùi hôi thối của thức ăn thừa.
Công việc bắt đầu từ 4 giờ sáng, suốt 8 tiếng đồng hồ không có giải lao. Căn phòng nhỏ chứa 3 người chỉ có thể vừa để nằm, thêm nữa Toilet không dội được nước, mùi hôi thối bốc lên rất khủng khiếp. Chế độ đãi ngộ tồi tệ khiến họ sụt hẳn 10 cân (từ 55 kg).
Vì tình trạng ho không ngừng, hai người họ đã yêu cầu nghiệp đoàn cho thay đổi công việc nhưng không được hồi đáp. Cảm thấy đã đến giới hạn, họ tiếp tục yêu cầu tổ chức quản lý cho đổi công ty thế nhưng chỉ nhận được câu nói “Nếu không làm được thì về nước đi”.
Khi đến Nhật, bọn họ mang theo khoản nợ 400,000 Yên, thêm nữa hiện tại ở Myanmar đang có đảo chính nên không thể về nước được. Ở Nagoya, mỗi tuần cả hai đều tham gia các cuộc biểu tình chống lại chế độ quân đội ở quê nhà. Với những tấm ảnh được đăng lên mạng, nếu về nước tính mạng của họ sẽ gặp nguy hiểm.
Cả hai đều rất nghiêm túc muốn làm việc, nhưng điều kiện lao động lại quá tệ hại. Chính vì vậy nên họ đã nộp đơn tị nạn lên Chính phủ. Thế nhưng đơn tị nạn ở Nhật rất khó được chứng nhận, với tỷ lệ thành công chỉ 1%. Tình huống lúc này có thể đánh đổi bằng mạng sống, chỉ còn cách này mà thôi. Thêm nữa cả hai không tự ý đòi đổi công ty mà bởi vì phía bên kia đã vi phạm hợp đồng trước.
Tính đến cuối tháng 3 năm nay đã có 2944 đơn xin tị nạn của người Myanmar gửi đến Nhật. Từ tháng 5 đến tháng 10 có thêm 235 đơn nữa.
Trong tình thế của Myanmar hiện tại, không còn là vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận đơn xin tị nạn nữa, mà là lựa chọn giữa cứu người hoặc thấy chết mà không cứu.
Tôi cho rằng kinh tế Nhật Bản không thể vận hành trơn tru nếu thiếu đi các thực tập sinh kỹ năng nói chung và hai nhân vật trong bài nói riêng. Tôi hy vọng Chính phủ Nhật Bản có thể cho họ một môi trường để họ an tâm làm việc, và trên hết là cứu mạng của họ.
Tôi chân thành hy vọng rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ phản hồi một cách thiện chí.
Kengo Abe