Nhật Bản dự kiến xây dựng toà nhà bằng gỗ cao 17 tầng với cấu tạo cải tiến để chống cháy

Hướng tới nhà cao tầng làm hoàn toàn từ gỗ – Sức hút từ các kiến trúc bằng gỗ

Từ thời xa xưa, phần lớn các công trình xây dựng của Nhật Bản đều được làm từ gỗ. Sau đó do ảnh hưởng của đô thị hoá mà các công trình bằng bê tông thép ngày càng nhiều hơn. Thế nhưng ngày nay, khi sống giữa đống sắt thép và bốn bức tường gạch, người ta lại một lần nữa hướng về sức quyến rũ trong các công trình xây từ gỗ. Từ đó mà dự án xây dựng toà nhà 17 tầng hoàn toàn từ gỗ được ra đời.

Bạn có biết gỗ so với bê tông, độ bền của bên nào sẽ vượt trội hơn không? Tôi cho rằng sẽ có nhiều người nghĩ gỗ dễ bị mốc nên nhanh hư hơn, nhưng đó lại là một cách nghĩ sai lầm.

Kiến trúc bằng gỗ cổ nhất nước, Chùa Houryuu được xây dựng hơn 1400 năm về trước. Gỗ được dùng để xây Chùa lấy từ Hinoki (cây Bách Nhật Bản). Loại gỗ Bách này có độ bền và thời hạn sử dụng rất cao.

https://www.travelbook.co.jp/topic/13994

Gỗ bình thường tăng dần độ bền trong 100 đến 200 năm sau khi khai thác. Điều này có nghĩa là dù chỉ là gỗ bình thường cũng có thể tồn tại được cả trăm năm. Riêng với gỗ Bách có độ bền lên tới trên 1000 năm.

Kết cấu của gỗ có độ mềm vừa phải nên có đặc trưng rất vững vàng trước những cơn chấn động do động đất gây ra. Thêm nữa mùa Hè Nhật Bản độ ẩm rất cao, các kiến trúc bằng gỗ còn có tác dụng hấp thụ độ ẩm ở một mức độ nhất định.

Có thể nói gỗ chính là vật liệu xây dựng phù hợp nhất với môi trường ở Nhật.

Ngày nay, giá trị của các công trình bằng gỗ đang được nhìn nhận lại. Sắp tới toà nhà cao 17 tầng, chiều cao 70 mét, diện tích sàn 26,000㎡ sẽ được xây dựng tại Nihonbashi, Tokyo. Dự kiến công trình được khởi công trong năm 2023, và hoàn tất vào năm 2025.

https://www.watch.impress.co.jp/docs/news/1279734.html

Điểm yếu lớn nhất của các công trình bằng gỗ là dễ cháy.

Thành Edo (Tokyo thời xưa) đã trải qua không biết bao nhiêu thảm kịch, trong đó hầu như toàn bộ khu vực thành thị bị thiêu rụi do cháy lớn, không những khó dập mà còn dễ lan rộng vì đa số nhà cửa thời đó xây bằng gỗ nằm san sát nhau.

Quan ngại tương tự cũng được đặt ra khi hoạch định dự án khởi công toà nhà bằng gỗ 17 tầng. Qua đó, người ta quyết định sẽ có một chút cải tiến bằng cách kết hợp với vật liệu xây dựng mới.

Bề mặt của toà nhà là gỗ nên gặp lửa sẽ bốc cháy, tuy vậy bên dưới có lớp chống cháy và được thiết kế ngăn cho lửa lan tới phần gỗ ở trung tâm.

Người ta cho rằng việc xây dựng toà nhà bằng gỗ này có thể giảm khoảng 20% lượng khí CO2 thải ra tại thời điểm xây dựng so với một toà nhà bê tông cốt thép với cùng quy mô. Thêm nữa quá trình khai thác nguyên liệu được giám sát và kiểm soát chặt chẽ để không phát sinh các vấn đề tài nguyên.

“Phát triển bền vững” đã đang và sẽ luôn là khái niệm được mọi quốc gia hướng tới, tôi cho rằng gỗ chính là nguyên liệu “bền vững” phục vụ cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Kengo Abe
Xem thêm: