Đếm ngược đến lúc núi Phú Sĩ phun trào…Không có nhiều nguy cơ thiệt hại về người, nhưng không được lơ là chủ quan

Núi Phú Sĩ là một trong những điểm hấp dẫn của Nhật Bản. Mặc dù xét về chiều cao, núi Phú Sĩ không thể so sánh với những ngọn núi khác trên thế giới, nhưng dáng núi cân đối, đẹp mắt thêm vào đó là cảnh sắc thiên nhiên độc đáo đã khiến hình ảnh núi Phú Sĩ trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà trên phạm vi toàn cầu.

https://gunosy.com/articles/ePHVu?s=s

Nhưng về bản chất đây vẫn là một ngọn núi lửa.

Núi lửa hình thành từ các vụ phun trào được chia làm 03 loại.

Đầu tiên là Tử hoả sơn (Shikazan) để chỉ núi lửa đã tắt, không còn khả năng phun trào, tiếp theo là Hưu hoả sơn (Kyuukasan) chỉ những ngọn núi đang say ngủ, tạm thời ngưng hoạt động, và cuối cùng, Hoạt hoả sơn (Katsukazan) là núi lửa đang hoạt động.

Lúc tôi còn bé, núi Phú Sĩ được liệt vào loại Hưu hoả sơn, nhưng phân loại hiện tại đã thay đổi thành Hoạt hoả sơn. Núi Phú Sĩ là một trong số 108 ngọn núi lửa trên toàn nước Nhật đang hoạt động nhưng không biết lúc nào sẽ phun trào. Mức độ nguy hiểm của những ngọn núi này rất cao vì khó dự đoán.

Trong phạm vi các kết quả quan sát hoạt động vẫn còn sót lại, từ vụ phun trào năm 781 đến nay đã xác nhận được 17 lần núi lửa phun trào. Như vậy, xét trung bình cứ 73 năm núi lửa sẽ phun trào 01 lần.

Núi lửa phun trào khi các Magma tích tụ bên trong đạt đến giới hạn và phát nổ cùng lúc. Điều này cũng có nghĩa là nếu núi không phun trào trong nhiều năm, lượng Magma tích tụ dưới lòng đất quá lớn sẽ khiến cho thiệt hại gây ra lúc phun trào trở nên vô cùng khủng khiếp.

Núi Phú Sĩ đã “lặng im” trong suốt 315 năm từ sau vụ phun trào cuối cùng xảy ra vào năm 1707. Theo tần suất trung bình được ước lượng ở trên, có thể thấy một thời gian dài đã trôi qua. Vậy nghĩa là lượng Magma ở dưới mặt đất đang nhiều hơn rất nhiều so với tưởng tượng, chỉ riêng điều này đã rất đáng sợ rồi.

Nhân đây thì trong trận phun trào lớn vào năm 1707, 49 ngày trước nước Nhật hứng chịu một trận động đất khủng khiếp. Trong đợt phun trào năm 864, ngay trước lúc phun trào ở Kanto cũng xảy ra động đất. Có nhiều mô hình trong đó núi lửa phun trào do động đất gây ra. Thực tế vào năm 2000 cũng đã có nguy cơ núi lửa phun trào. Trong năm đó đã xảy ra một số vụ phun trào núi lửa. Số vụ phun trào núi lửa do động đất gây ra ngay dưới chân núi Phú Sĩ tăng lên chính là hệ quả từ điều này. Nửa năm đầu động đất xảy ra liên tục nhưng đã dịu lại.

Đại thảm hoạ xảy ra vào năm 2011. 4 ngày sau khi động đất lớn xảy ra, khu vực dưới chân núi Phú Sĩ rung lắc dữ dội, các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ yêu cầu chuẩn bị tinh thần núi Phú Sĩ sẽ phun trào.

Thế nhưng đến hiện tại vẫn chưa có trận phun trào nào. Có thông tin cho rằng các trận động đất gần núi Phú Sĩ xảy ra khá thường xuyên vào cuối năm 2021, kéo theo đó đương nhiên là nguy cơ phun trào.

Để chuẩn bị cho các kịch bản tồi tệ, cần thiết phải mô phỏng những gì sẽ xảy ra khi núi lửa phun trào. Có nguy cơ xảy ra dòng Magma rò rỉ và nham thạch nhưng đó không phải nỗi lo lớn nhất vì dân cư sống ở khu vực đó tương đối ít. Thiệt hại gây ảnh hưởng nhiều nhất đến từ tro núi lửa với độ bao phủ trên diện rộng.

https://www.nhk.or.jp/ashitanavi/article/2795.html

Núi Phú Sĩ phun trào sẽ khiến một lượng lớn tro bốc lên không trung, với tầm cao lên đến 20km. Sau đó lượng tro này theo gió và lan ra các khu vực khác. Nếu lượng lớn tro tụ lại trên nóc công trình xây dựng có thể gây sập công trình. Tro núi lửa ẩm có tính chất dẫn điện vì vậy nếu chúng bám vào đường dây tải điện sẽ trở thành nguyên nhân gây mất điện. Dự kiến, tro núi lửa sẽ tích tụ hơn 2 cm trong khu vực thủ đô.

Có thể núi Phú Sĩ phun trào sẽ không gây ra nhiều thiệt hại về người, nhưng với sức ảnh hưởng diện rộng của tro núi lửa, khả năng mất điện và những vấn đề cấp thoát nước phát sinh sẽ cản trở lớn đến sinh hoạt,

Bạn đừng hoảng sợ, nhưng cần chuẩn bị sẵn sàng khi tình huống trên xảy ra. Thêm nữa núi lửa phun trào có thể làm thay đổi dáng núi, khả năng cao núi Phú Sĩ không còn giữ được hình dạng xinh đẹp tuyệt mỹ như hiện tại nữa. Nếu vậy đây cũng là một mất mát lớn với hình ảnh của nước Nhật.

Abe Kengo
Xem thêm: