Những nhân viên “đặc biệt” đằng sau sự thành công của một công ty sản xuất Socola Nhật Bản

Từ trước đến nay, Socola luôn được giới thiệu như là một biện pháp điều trị chứng kích động, thiếu máu, đau thắt ngực,… Thêm nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có khả năng kích thích cảm giác thèm ăn.

Mới đây một công ty có trụ sở chính ở Toyohashi, tỉnh Aichi bắt đầu vận hành một nhà máy đặc biệt, trong đó đa số nhân viên là những người khuyết tật hoặc người cần điều trị tâm lý.

Với mong muốn tạo nên một xã hội bình đẳng, QUON – công ty chuyên sản xuất những thanh Socola cao cấp ở miền Trung Nhật Bản đã viết nên câu chuyện thành công theo cách riêng.

Có trụ sở chính ở Toyohashi, đến nay công ty đã có nhiều chi nhánh trên toàn quốc. Công ty khởi động một dự án mới có tên “phòng thí nghiệm bột” vào tháng 6/2021, với 10 nhân viên tham gia đều bị chậm phát triển về trí tuệ.

Các nhân viên này đảm nhận những công việc nhẹ nhàng nhưng không thể thiếu trong quá trình làm Socola, chẳng hạn như làm bột trà xanh với số lượng nhỏ từ lá và cuống trà, đảm bảo liều lượng cần thiết để điều chỉnh công thức làm Socola trà xanh của công ty. Thông thường, những công việc như vậy sẽ được thuê ngoài và thực hiện hàng loạt, sản xuất ra các loại bột đạt tiêu chuẩn.

Việc xây dựng một đội ngũ nhân viên riêng mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía đội ngũ công nhân khuyết tật, họ được trả nhiều tiền hơn so với ở các cơ sở sản xuất Phúc lợi.

 

Nhân viên khuyết tật của Quon làm việc tại “phòng thí nghiệm bột” của công ty vào ngày 10 tháng 11 năm 2021, ở Toyohashi, tỉnh Aichi. 

Ở Quon, những nhân viên này được trả 50,000 Yên (gần 10 triệu VNĐ) mỗi tháng, với thời gian làm việc là 5 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Điều đó có nghĩa là họ được trả khoảng gấp đôi mức lương theo giờ mà họ sẽ được trả tại các cơ sở phúc lợi.

Hirotsugu Natsume 44 tuổi, người đứng đầu La Barca Group, công ty điều hành Quon chia sẻ: ”Tôi muốn tăng lương cho người khuyết tật hơn nữa”.

Hirotsugu Natsume chia sẻ về những khó khăn đã trải qua trên con đường khởi nghiệp, bao gồm thất bại của dự án thiết kế xây dựng thang máy dành cho người khuyết tật tại các nhà ga vào khoảng năm 2000.

”Vì các cơ sở Phúc lợi không được coi là cơ sở lao động, nhiều người khuyết tật chỉ kiếm được từ 3,000 đến 5,000 Yên mỗi tháng khi làm việc tại tại đó và theo tôi mức lương này là quá thấp”.

Món Socola đặc trưng của Quon có tên “Terrine”

Hirotsugu Natsume mở một tiệm bánh vào năm 2003 cùng với 3 nhân viên đều bị thiểu năng trí tuệ. Dự án không thành công vì làm bánh là một công việc khó, không phù hợp với những nhân viên này. Họ bị áp lực về thời gian trong công việc có quá nhiều công đoạn và đòi hỏi nhiều kỹ năng như nhào bột và lên men.

Ông cũng điều hành một quán Cafe với hình thức tương tự, nhưng kết quả không khả quan. Nguyên nhân đến từ áp lực về thời gian phục vụ bữa ăn, đồ uống cho khách hàng. Mặc dù liên tục thất bại nhưng Hirotsugu Natsume không đầu hàng. Trong cơ duyên gặp gỡ với Kazuo Noguchi, một chuyên gia làm Socola cho các khách sạn hạng sang và nhà hàng nổi tiếng ở Nhật Bản, người này đã giúp ông tìm ra hướng đi mới. Kazuo Noguchi nói với Hirotsugu Natsume rằng Socola ngon có thể được làm bởi bất kỳ ai nếu sử dụng nguyên liệu chất lượng và đúng quy trình.

“Đó là một bất ngờ lớn, vì tôi luôn nghĩ làm Socola rất khó” – Natsume cho biết. Sau khi tìm hiểu kỹ hơn cũng như dành thời gian học hỏi và nghiên cứu quy trình làm ra những sản phẩm Socola cao cấp, Natsume xác nhận được rằng việc tạo ra một thanh Socola có vị ngọt hoàn hảo có thể được tuân theo một quy trình dễ hiểu với mục tiêu được định sẵn. Công việc vô cùng phù hợp với những người bị thiểu năng trí tuệ.

Natsume cho biết vì công ty sản xuất Socola nguyên chất nên đòi hỏi phải làm thủ công để ủ socola với nhiệt độ khác nhau tùy thuộc vào loại cacao được giao hàng từ khoảng 30 quốc gia.

“Ngay cả khi sản phẩm làm ra thất bại, Socola vẫn có thể được mang đi làm lại thêm một lần nữa. Không giống như bánh mì hay các loại đồ ngọt khác, Socola có thể được điều chỉnh theo ý người làm. Tôi không đòi hỏi các nhân viên của mình phải thay đổi bản thân mà hy vọng họ có thể quan tâm đến nhau, quan trọng là luôn duy trì được tinh thần làm việc với tư cách một nhóm”.

Hiện Quon có 550 nhân viên, bao gồm cả những người làm việc ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trong đó hơn một nửa (350 người) là bị khuyết tật về thể chất, trí tuệ, rối loạn phát triển hoặc các vấn đề về tâm lý.

Quon nổi tiếng với thương hiệu độc quyền Socola “Terrine” hình chữ nhật, với khoảng 150 hương vị được phủ các loại trái cây sấy khô và hạt.

Công ty dự kiến doanh thu ròng 1,5 tỷ Yên trong năm tài khoá 2021 tính đến hết tháng 3/2022, tăng 25% so với năm trước. Hiện Quon đã mở rộng thêm chi nhánh ở 52 địa điểm, bao gồm 18 cơ sở sản xuất trải dài từ Hokkaido ở phía Bắc, đến đảo Kagoshima ở Kyushu, hòn đảo chính phía Nam Nhật Bản.

Hirotsugu Natsume, người đứng đầu La Barca Group, công ty điều hành Quon

Quon đang đặt mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu Socola hàng đầu tại Nhật Bản. Natsume mong muốn khách hàng không chỉ nhớ về sản phẩm, mà còn ấn tượng với những người đã làm ra chúng, thông qua chất lượng hảo hạng của sản phẩm.

Yoshihiro Kawano, 22 tuổi, mắc chứng rối loạn phát triển, bắt đầu làm việc bán thời gian tại cơ sở sản xuất của Quon khi còn là học sinh trung học. Bây giờ khi đã là một nhân viên trưởng thành, anh ấy tham gia vào công đoạn “ủ” – một quá trình quan trọng bao gồm đun nóng, làm lạnh Socola để làm mịn hơn, sau đó cắt thành phẩm.

Kawano nói: “Tôi thích trộn nguyên liệu và cắt Socola. Tôi muốn tiếp tục làm việc ở đây”.

Matsue, 28 tuổi, từ chối cho biết tên thật, cho biết cô bắt đầu làm việc tại Quon vào tháng 10 năm 2020 vì thích làm đồ ngọt. Hiện cô bán Socola tại trụ sở chính của cửa hàng ở Toyohashi và dạy các nhân viên khác cách làm ra sản phẩm.

“Tôi cảm thấy rất thoải mái khi làm việc ở đây vì tôi được là chính mình. Tôi có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến ​​của mình vì không ai phản đối tôi”, cô nói.

Trong số các ý tưởng ​​tương tự trong ngành công nghiệp thực phẩm, Quỹ Phúc lợi Yamato do cố Chủ tịch Công ty Vận tải Yamato Masao Ogura thành lập, đã bắt đầu chuỗi cửa hàng bánh mì Swan vào năm 1998. Cửa hàng thuê nhân viên là người khuyết tật. Hiện có hơn 350 người khuyết tật làm việc tại các cửa hàng bánh mì và quán cà phê trên toàn quốc.

yuki
Xem thêm: