Cách người Nhật “xử lý” những chiếc cặp học sinh chuyên dụng giá thấp nhất 10 triệu VNĐ sau khi tốt nghiệp

Đã sắp sang tháng 02, hết tháng 02 là đến tháng 03.

Ở Nhật tháng 04 là bắt đầu niên học mới, do đó lễ tốt nghiệp sẽ diễn ra trong tháng 03. Mùa này còn được gọi là “mùa chia tay” do một số học sinh năm cuối sẽ phải rời xa mái trường.

Khi đi học ai cũng như ai, nhưng sau khi tốt nghiệp, mỗi người sẽ phải đi trên những con đường riêng. Ai cũng nghĩ rằng sau khi ra trường vẫn có cơ hội gặp nhau thì vẫn là bạn bè, nhưng tốt nghiệp rồi mới biết gặp nhau không dễ dàng như vậy. Cho dù có gặp được nhau thì tình bạn cũng khó được như trước, bởi vậy nên trân quý những hồi ức của thời học sinh.

Kỷ niệm không chỉ tồn tại ở dạng hồi ức, mà còn là những kỷ vật. Với nhiều người đó có thể là bộ đồng phục, cái hộp viết,…và học sinh Nhật Bản cũng có những kỷ vật thời học sinh riêng.

Chắc nhiều bạn cũng biết, học sinh tiểu học Nhật Bản sử dụng một loại cặp đi học đặc biệt, gọi là ランドセル (Randoseru) – hay được biết đến với cái tên “Cặp chống gù”.

Cặp được làm bằng da, trông như thế này.

Lúc mới mang đi học, do vừa vào tiểu học nên cơ thể còn bé, mang vào thấy cặp có vẻ to kỳ lạ, thế nhưng lúc tốt nghiệp vào năm thứ 06 sẽ thấy thực ra chiếc cặp da cũng chỉ bé xíu mà thôi. Vì các bé lớn, chứ cặp có lớn thêm được đâu.

Thêm nữa có thể tưởng tượng đây là chiếc cặp siêu bền, có thể dùng liên tục 06 năm liền. Về giá cả, cũng giống như nhiều mặt hàng khác, có loại đắt loại rẻ. Giá thị trường rơi vào khoảng từ 50,000 đến 100,000 Yên (gần 10 triệu VNĐ đến gần 20 triệu VNĐ). Đúng vậy, cặp đi học của học sinh tiểu học Nhật Bản được xem là mặt hàng cao cấp, đắt tiền.

Tuy vậy, dù đắt tiền đến đâu, học hết 06 năm tiểu học thì xem như không dùng được nữa. Thế nhưng vứt một món hàng bằng da cao cấp làm bằng chất liệu siêu bền thì quả là phí phạm. Trên tất cả, chiếc cặp chất chứa nhiều kỷ niệm đáng quý thời học sinh, là người bạn cùng đi trên con đường khởi đầu hành trang khám phá kho báu trí tuệ, hỏi sao mà nỡ vứt?

Nhưng không vứt mà lại không dùng thì cũng chẳng khác gì đồ bỏ.

Bởi vậy mà ở Nhật có trào lưu “remake” cho những chiếc cặp Randoseru trở thành hàng da cao cấp.

Ví dụ như ví da…

 

https://store.shopping.yahoo.co.jp/kabanaskal/r9007rfset.html

 

Dùng liên tục 06 năm không tránh khỏi việc trên lớp da có vết xước. Thế nhưng bản thân vết xước cũng chứa kỷ niệm do đó người ta sẽ dùng phần da bị xước đó làm thành ví. Kỷ niệm thì vẫn y nguyên nhưng vật chứa đã khác.

Lúc thành người lớn trẻ đương nhiên sẽ cần một chiếc ví rồi.

Dưới đây là những vật dụng cần thiết khi đã là một “con người của xã hội”.

 

Bậc tiếp theo của tiểu học là trung học nên có lẽ bé sẽ chưa cần ngay các vật dụng như Case đựng danh thiếp hay cây xỏ giày. Thế nhưng có thể để dành tặng bé khi bé trưởng thành. Đây chắc chắn là món quà chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Tôi đã rời khỏi trường tiểu học được hơn 30 năm do đó những ký ức về chiếc cặp đi học ngày ấy chẳng còn bao nhiêu. Thế nhưng nếu được trao một vật kỷ niệm làm từ chất liệu của chiếc cặp vào năm 20 tuổi, khi ấy mới tốt nghiệp cấp một khoảng 08 năm thôi hẳn sẽ cảm động lắm. Hoặc nếu tặng vào năm 18 tuổi (theo quy định về tuổi trưởng thành mới ở Nhật) thì mới chỉ 06 năm trôi qua thôi. Đó sẽ là khoảng thời gian lý tưởng để gợi nhớ về những kỷ niệm. Phụ huynh âm thầm chuẩn bị món quà đặc biệt này cho con cái, có phải rất “ngầu” không.

Nhân tiện đang bàn về Randoseru, ở Nhật có một “luật ngầm” rằng những người đi mua cặp loại này thường là các ông lão, bà lão. Thậm chí đây còn là nguyên nhân làm phát sinh một cuộc chiến, đó là cuộc chiến phân định xem phía bên nội hay phía bên ngoại sẽ mua cặp cho cháu. Đúng là ông bà nào cũng thương cháu nên giành mua cặp cho cháu, đúng là một cuộc chiến đáng yêu nhỉ !!!

Kết quả cuộc chiến, dù bên nào giành chiến thắng, cũng là khung cảnh đứa cháu háo hức mang cặp mới trong ngày tựu trường vào tháng 04.

Nhật Bản hiện nay đang rất lạnh, thế nhưng mùa Xuân ấm áp cùng hình ảnh ấm lòng này sẽ sớm đến thôi.

Kengo Abe
Xem thêm: