Văn hoá Idol có từ thời Edo? Thời đó đã bán cả Goods???

Ở Nhật Bản có một từ là Idol Otaku.

Idol Otaku là các Fan của Idol, không chỉ ủng hộ, họ còn mua CD, đi xem Concert và sưu tầm tất cả các Goods (vật phẩm để bán như quạt, móc khoá,…) của Idol mình yêu thích.

Tình yêu của các Idol Otaku vô cùng cuồng nhiệt…Có lẽ vì lịch sử lâu đời của cộng đồng này…

Có thể bạn chưa biết: Mối liên hệ giữa Idol và Fan đã tồn tại từ thời Edo.

Vậy hẳn là cũng có các Otaku Samurai nhỉ !!!

Hãy cùng JAPO tìm hiểu vào thế giới Idol vào thời Edo trong bài hôm nay nhé.

Sân khấu của các Idol khi đó là những Trà thất (Chaya). Các Trà thất được đặt ở nơi có đông người qua lại. Bản thân Trà thất cũng có nhiều loại. Ryouri-jaya là Trà thất phục vụ các món ăn cao cấp, cũng có Ryouri-jaya cho phép khách vừa ăn uống vừa thưởng thức những màn trình diễn. Còn có các Mizu-jaya là nơi các Kanban musume (giống các bạn PG ngày nay) làm việc.

Bài viết hôm nay tập trung vào Mizu-jaya. Sự hiện diện của Mizu-jaya thời Edo giống với các cửa hàng Cafe ngày nay vậy. Tuy nhiên thay vì các Menu đặc biệt, điểm làm nên sự độc đáo, khác biệt giữa Mizu-jaya này và Mizu-jaya khác là các nhân viên nữ gọi là Kanban musume.

Kanban musume có thể được xem là “bộ mặt” của cửa hàng. Cũng giống giới trẻ ngày nay, người dân Edo cũng thích đến các cửa hàng trà nước có nữ phục vụ xinh đẹp.

Bạn có biết Edo vốn là một nơi rất hiếm phụ nữ?

Nhìn tổng thể cả nước, tỷ lệ chênh lệch nam nữ không có gì kỳ lạ. Thế nhưng Kinh đô Nhật Bản lúc bấy giờ là Edo (Tokyo ngày nay) là địa điểm hướng tới của nhiều lao động nhập cư cũng như các Samurai từ các vùng xa xôi khác nhau. Đó là lý do Edo tập trung toàn nam giới và khiến cho nơi đây rơi vào tình trạng “Dương thịnh âm suy”.

Từ đó các Mizu-jaya trở thành địa điểm lui tới của các nam nhân cô đơn vì không có nữ giới bên cạnh. Về phía cửa hàng, họ sẽ cố “mời gọi” khách hàng nam bằng những nhân vật nữ xinh đẹp. Kiểu kinh doanh đánh vào lối sống cô đơn của nam giới có vẻ cũng không khác gì với ngày nay.

Dù gọi là Mizu-jaya (dịch đại khái là tiệm trà nước), nhưng ở đây không chỉ phục vụ trà nước mà còn phục vụ những cuộc nói chuyện thú vị với các nữ nhân viên xinh đẹp, bao gồm Kanban musume ở trên và Chakumi onna. Nếu so với hiện nay thì gần giống với dịch vụ Maid Cafe vậy.

Trong số rất nhiều Kanban musume xinh đẹp sẽ có ba người nổi bật nhất để cạnh tranh ngôi vị đệ nhất Thành Edo.

Đây là một đệ nhất mỹ nữ Thành Edo lúc bấy giờ, tên gọi Osen.

https://mag.japaaan.com/archives/166272/2

Các Goods của cô nàng số 01 thành Edo bao gồm tranh Ukiyo-e và cả khăn tay của nàng, không khác gì Idol này nay. Hẳn nhiều người cũng muốn chiêm ngưỡng nhan sắc thật qua hình ảnh chứ không phải chỉ là tranh khắc gỗ nhỉ.

Nàng Osen kết hôn với một người giàu có vào năm 1770, có 09 người con và qua đời vào năm 77 tuổi. Xét về thời bấy giờ có thể thấy bà sống khá thọ.

Tương tự với việc một số nữ Idol xinh đẹp kết hôn với chủ doanh nghiệp công ty IT, tóm lại là những doanh nhân thành đạt.

Tuy nhiên cũng tồn tại một số cửa hàng Mizu-jaya kinh doanh bất chính nên nhiều người đánh đồng và có nhìn không tốt về các “nữ Idol” thời đó. Thực ra các Mizu-jaya có cả hình thức mại dâm được gọi là Hikite-chaya, theo đúng nghĩa đen là cửa hàng chèo kéo khách, dẫn họ vào bên trong và…

Lúc này Chính phủ nghiêm cấm kinh doanh giải trí đặc biệt bên ngoài một số khu vực đặc thù như Yoshiwara, do đó những cửa hàng như trên phải hoạt động dưới vỏ bọc của Mizu-jaya.

Mặt khác cũng có những Mizu-jacha kiếm lợi nhuận từ các nữ Idol thanh thuần (không mại dâm).

Đã 300 năm trôi qua nhưng có vẻ đầu óc của nam giới Nhật Bản cũng không có gì thay đổi nhỉ. Không biết nên gọi là đi trước thời đại hay là dậm chân tại chỗ nữa.

Kengo Abe
Xem thêm: