Tưởng tượng bạn là Boss Samurai thời Chiến quốc, bạn sẽ dàn trận như thế nào? Nêu ưu tiên Cung tên hay Súng?

Nhắc đến vũ khí của Samurai, đương nhiên phải là Katana rồi nhỉ.

Thế nhưng trên thực tế, vũ khí chủ lực của họ lại là Giáo/Thương. Bạn có biết điều này không?

Trong trường hợp 1 đấu 1, Samurai sẽ chiến đấu bằng Katana, thế nhưng trong một trận hỗn chiến, vũ khí được sử dụng sẽ là những ngọn giáo.

Thế nhưng phạm vi tấn công của Giáo không cao nên chỉ có thể dùng trong cận chiến, để nhắm vào các mục tiêu ở cự ly xa không thể dùng Giáo được mà phải dùng đến hai loại vũ khí khác là Cung tên và Súng.

Giả sử bạn bị đẩy ra ngoài chiến trường, bạn sẽ chọn loại vũ khí nào giữa Súng và Cung tên.

Đầu tiên hãy nhìn vào lịch sử của Súng ở Nhật Bản.

Vào năm 1552, Oda Nobunaga khi đó vẫn còn trẻ đã sử dụng kết hợp giữa 500 khẩu súng và cung tên để chiến đấu. Trong năm 1555, Takeda Shingen đã dàn quân bố trận với 300 khẩu súng.

Súng được phổ biến ở Nhật Bản vào năm 1543, chỉ trong vòng 10 năm, vũ khí tối tân này đã được trang bị đến từng địa phương. Sở dĩ loại vũ khí mới này lan rộng ra khắp nước Nhật với một tốc độ khủng khiếp như vậy là bởi ảnh hưởng của một thời kỳ chiến tranh triền miên, được gọi là Thời Chiến Quốc.

Ưu điểm lớn nhất của Súng là năng lực xuyên thủng. Áo giáp của Nhật Bản được thiết kế để phòng ngự trước những đợt tấn công bằng cung tên và giáo, thế nhưng không thể “bì” lại được uy lực của súng. Thêm nữa khi nổ súng, từng phát đạn cùng âm thanh kinh hoàng còn có tác dụng gây khủng hoảng tinh thần quân địch.

Duy chỉ có một nhược điểm đó là những khẩu súng thời đó mất khá nhiều thời gian để nạp đạn. Cho thuốc súng và đạn vào đầu nòng, kết hợp cùng với bột đánh lửa để hoàn thành khâu chuẩn bị. Nhìn chung các bước này mất khá nhiều thời gian.

Ở điểm này, Súng thua Cung tên ở độ liên tục. Mặc dù khả năng xuyên thủng không cao bằng, nhưng tên có thể được bắn liên tục và đối phương khó lòng tiếp cận.

Để tăng hiệu suất chiến đấu, quân đội bắn ra những mũi tên lửa. Ngoài ra nếu đồng loạt bắn tên theo hình Parabol có thể gom và diệt gọn một lượng lớn quân địch, đây là một ưu điểm của cung tên mà súng không có. Thêm nữa cấu tạo cung tên vô cùng đơn giản, có thể tránh được nhiều rắc rối kỹ thuật có thể gặp ở súng.

Tưởng tượng bạn là một Samurai và phải xuất binh, bạn sẽ mang theo vũ khí nào? Nếu bạn là Tướng quân, hãy thử suy ngẫm về tỷ lệ súng và cung tên mà bạn sẽ trang bị cho quân lính của mình. Con số này có thể chi phối các trận chiến trong thời Chiến quốc.

Nhân đây, súng được sản xuất số lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn ở Nhật. Ban đầu người Nhật có thể tự sản xuất súng và bán với giá cao “ngất ngưỡng” từ thời Ouei, ấy vậy mà chỉ vài thập kỷ trôi qua, quốc gia này đã sản xuất và cất giữ 500,000 khẩu súng. Chẳng mấy chốc mà Nhật Bản trở thành quốc gia sở hữu lượng súng lớn nhất thế giới.

Không chỉ tiếp thu, người Nhật tự hào khi có thể cải thiện độ chính xác của loạt đạn được bắn ra, thậm chí các quốc gia Âu Mỹ cũng không “đọ” lại. Thêm nữa quốc gia này cũng đã tạo ra được cơ cấu để đẩy nhanh tốc độ nạp đạn, cải tiến cây súng của riêng mình, có thể bắn cùng lúc 07 viên đạn.

Có vẻ như từ xa xưa, Nhật Bản đã là một quốc gia công nghiệp lập dị rồi.

Sau thời Chiến Quốc, Nhật Bản tiến tới một thời kỳ hoà bình kéo dài. Khi thời kỳ này qua đi, quân đội của Nhật được hiện đại hoá, tuy nhiên chiến hạm vẫn phải mua loại đã được chế tạo từ nước ngoài. Ấy vậy mà chẳng mất bao nhiêu lâu, quốc gia này đã có thể tự chế tạo, thậm chí “nâng cấp” hiệu suất chiến đấu một cách thần tốc.

Nhật Bản đã tạo ra được Chiến hạm lớn nhất thế giới, đó là trước khi quốc gia này tham gia vào Thế chiến. Đến lúc này, chẳng ai chiến đấu bằng Cung tên nữa, thế nhưng trong thời kỳ giao thoa, các Samurai có vẻ đã phải mất khá nhiều thời gian cho việc lựa chọn vũ khí.

Nếu bạn là Boss Samurai, bạn sẽ phân chia tỷ lệ các đơn vị của mình như thế nào, bao nhiêu cung tên, bao nhiêu súng, và bao nhiêu giáo cho cận chiến?

 

Kengo Abe
Xem thêm: