Câu chuyện về những chiếc còi báo động…có thể phát nhạc và làm vơi đi nỗi ám ảnh của “biểu tượng chiến tranh” một thời

Sau Thế chiến thứ 2, chủ tịch của Yamaha đã yêu cầu chế tạo một chiếc còi có thể phát nhạc…một chiếc còi phát nhạc cơ khí (Music Siren). Đây là thế hệ đầu tiên của loại nhạc cụ độc đáo này. Thế hệ thứ hai được liệt kê ngoài thị trường vào năm 1991. Trong khi có khoảng 185 chiếc còi được sản xuất vào thế hệ thứ 1, chỉ có 12 chiếc thuộc thế hệ thứ 2.

Một số Music Siren vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, ví dụ như chiếc nằm ở Yawatahama ở tỉnh Ehime, hay ở thành phố Oita, thành phố Iga (Mie). Một số khác không còn hoạt động nữa và bị bỏ hoang.

Nếu bạn tò mò về âm thanh của loại nhạc cụ này, có hẳn một Playlist trên Youtube cho bạn khám phá.

 

Trong chiến tranh, còi báo động được sử dụng để cảnh báo khi có không kích, do đó nhiều người sẽ không cảm thấy dễ chịu khi nghe âm thanh của còi. Thế nhưng từ sau chiến tranh, những chiếc còi được tái sử dụng để thông báo thời gian bắt đầu làm việc của các nhà máy và một số mục đích khác thích hợp hơn trong thời bình. Music Siren là ý tưởng của giám đốc Yamaha lúc bấy giờ (sau này trở thành chủ tịch). Ông yêu cầu thực hiện các nghiên cứu để tận dụng năng lượng áp đảo của âm thanh phát ra từ còi, thêm các cơ chế để tương thích với các thanh âm từ đó có thể chơi những bản nhạc.

Sau sự ra đời của Music Siren, rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng chiếc còi phát nhạc có thể được tận dụng để PR cho các công ty không? Từ đó “nhạc cụ” độc đáo được lắp đặt chủ yếu tại các cửa hàng bách hoá, hội trường thành phố, từ Sapporo (Hokkaido) ở phía Bắc đến Miyazaki ở Kyushu về phía Nam. “Biểu tượng chiến tranh” một thời và ký ức ám ảnh về những cuộc không kích cũng dần phai nhoà.

Tất cả các còi hoạt động trên cùng nguyên lý. Chúng có một máy cắt quay và một stator tĩnh, với tỷ lệ các cổng phù hợp để tạo giai điệu cụ thể (giống với các loại còi báo động thông thường). Tuy nhiên nhà sản xuất sử dụng bộ giảm âm để làm câm hoặc mở một số nốt khi bản nhạc được chơi. Trình tự đóng/mở này sẽ phụ thuộc vào trường độ của các nốt trên bản nhạc. Các bản nhạc được lập trình trước và được phát vào những thời gian định trước.

Còi báo động phát được hai bản nhạc, và cũng có thể được chơi thủ công trên Keyboard. Còi cũng được kích hoạt bằng nút bấm. Bản nhạc được lập trình trước bằng trục quay kiểu “music box” (hộp nhạc).

Có 2 mẫu còi do Yamaha sản xuất, một mẫu tuỳ chỉnh được lắp đặt trên nóc Trụ sở của Yamaha ở Nhật Bản (đã ngừng hoạt động và bị dỡ bỏ).

Dưới đây là một số còi vẫn còn hoạt động:

Tại cửa hàng chính của Tokiwa.

Được lắp đặt vào năm 1950, được xác nhận vẫn còn hoạt động vào tháng 07/2021.

Hệ thống bề nổi đã rất cầu kỳ, nhưng hãy nhìn vào bộ điều khiển của loại nhạc cụ độc đáo này.

Kệ đầu tiên là một máy có cơ chế trục quay giống hộp nhạc, dùng để chứa chương trình nhạc của bài hát chính. Bên dưới là một Keyboard. Và kệ dưới cùng là một máy cơ chế hộp nhạc khác. Nhìn vào kích cỡ dây dẫn cũng như không thấy công tắc lớn để kích hoạt động cơ trong ảnh, có thể tin rằng vẫn còn nhiều thiết bị điện khác, phức tạp hơn nhiều để vận hành chiếc còi phát nhạc.

Nhân viên cửa hàng đang cài đặt còi bằng nút bấm thủ công.

Yawatahama 

Được xác nhận vẫn còn hoạt động vào tháng 8 năm 2021.

Còi được gắn trên một tháp bê tông trên núi Atago, bên cạnh một chiếc còi báo không kích cũ được sử dụng vào thời Thế chiến thứ 2/Chiến tranh lạnh (bên phải).

Tòa thị chính Iga

Được xác nhận hoạt động vào tháng 8 năm 2021.

Đặt trên đỉnh Toà thị chính Iga cũ, dù hiện tại toà nhà không còn đóng vai trò Toà thị chính nhưng chiếc còi vẫn hoạt động. Trên Website của toà nhà, thông tin cho biết còi sẽ vẫn được duy trì cho đến khi không còn hoạt động được nữa. Vào lúc 7 giờ sáng, còi sẽ chơi bản Morning Mood (Peer Gynt) của Edvard Grieg.

Nghe một chút nhạc nhé !!!

“Buổi sáng” (Nhà soạn nhạc: Shingo Oda)

Bodhi Tree (Nhà soạn nhạc: F. Schubert)

家路 Ieji (Trích đoạn từ second movement, Symphony No. 9 in E minor “From the New World”, Op.95, B. 178 của nhà soạn nhạc Antonín Dvořák)

Một số bản nhạc dùng cho Music Siren.

Những chiếc còi báo động phát nhạc này là những kiệt tác cơ học, có thể làm vơi đi nỗi ám ảnh về một “biểu tượng chiến tranh”, bằng chứng là nó vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay. Đáng buồn rằng chúng cũng dần bị bào mòn trong dòng chảy thời gian và có thể sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng.

Thông qua bài viết này, hy vọng tiếng vang từ nhạc cụ độc đáo này có thể dội đến một nơi nào đó trong tâm hồn của bạn.

Sacchan
Xem thêm: