Cách Đền ở Nhật sử dụng tiền lẻ của khách viếng một cách “thiên tài”

Có rất nhiều Đền trên nước Nhật. Ước tính có trên 88,000 ngôi Đền trên toàn quốc, nhưng đó là chưa tính đến những ngôi Đền bị lãng quên, do đó vẫn không thể nắm được con số chính xác.

Ở Nhật có tục ném tiền vào hòm đặt trước Đền gọi là là お賽銭 (O-saisen).

Ở Đền, bạn sẽ cho tiền vào hòm, sau đó cầu nguyện để gửi nguyện vọng của mình lên Thần linh. Về số tiền, đương nhiên bạn có thể cho tờ 10,000 Yên (mệnh giá cao nhất của tiền Nhật) vào, nhưng thông thường người Nhật ném tiền xu, vì vậy cần chuẩn bị tiền lẻ.

Đặc biệt là đồng 5 Yên.

Đồng 5 Yên Nhật Bản mang ý nghĩa về chữ “Duyên”, 御縁 (go-en) – Duyên, đồng âm với 五円 (go-en) – 5 Yên, do đó đồng tiền thường được sử dụng nhất để ném vào hòm là đồng 5 Yên.

Đúng vậy, có thể nói người Nhật mua một vé tới hạnh phúc chỉ với 5 Yên.

Thần linh sẽ chấp nhận “mức phí” bèo bọt đó sao? Tuy nhiên nếu “tích tiểu thành đại”, bạn có thể gom góp kha khá tiền lẻ thành một số tiền khổng lồ, hay sử dụng cho một “ý tưởng thiên tài” sẽ được tiết lộ bên dưới.

Nếu bạn đem tiền ra ngân hàng để nạp tiền sẽ mất một khoản phí cho dịch vụ chuyển đổi. Mặt khác các cửa hàng lại cần tiền lẻ để thối tiền cho khách.

Nếu bao gồm cả thuế tiêu thụ thì việc tính toán càng chi tiết hơn, cửa hàng thường xuyên dùng đồng 1 Yên và đồng 5 Yên. Với mỗi mệnh giá tiền xu bao gồm 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên và 500 Yên, cửa hàng cần chuẩn bị số lượng nhất định cho mỗi loại. Như đã đề cập ở trên, mang tiền chẵn ra ngân hàng để đổi tiền lẻ cũng sẽ mất phí dịch vụ.

Thế nhưng với số lượng lớn tiền lẻ ở Đền, Đền có thể đổi tiền cho các cửa hàng.

Ý tưởng mới mẻ này đang được thực hiện tại một ngôi Đền, không phải rất “thiên tài” sao?

Nhân đây thì thu nhập của Đền không chỉ đến từ O-saisen.

Đền nhận khoảng 5000 Yên hằng năm từ các gia đình Ujiko (nhóm dân địa phương thờ cùng một vị Thần), thế nhưng mối dây liên kết giữa Ujiko và Đền đang ngày một suy giảm.

Ví dụ trong lễ động thổ lúc xây nhà, người của Đền sẽ được mời đến làm lễ, mỗi lần như vậy Đền nhận được khoảng 50,000 Yên. Thế nhưng ngay cả tục này cũng đang biến mất.

Đền không thể duy trì với mức phí thấp nên phải dùng đến tiền quyên góp để chi trả cho khoản tu sửa công trình. Thêm nữa gần đây, Đền phải nhờ đến những tình nguyện viên (vốn là những trí thức đã về hưu) tiếp nhận vai trò người đứng đầu của Đền được gọi là 宮司 (Guji).

Do đó với ý tưởng đổi tiền lẻ, dù cho mục đích giảm bớt gánh nặng chi phí dịch vụ đổi tiền ở ngân hàng cũng quan trọng, nhưng tôi hy vọng nhân đây, mối liên hệ giữa Đền và người dân trong khu vực sẽ được tăng cường.

Abe Kengo
Xem thêm: