Hiện tượng cây cối phát triển bất thường sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima

Một nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển bất thường của thực vật ở Fukushima, do các bức xạ còn sót lại sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân tại địa phương này vào năm 2011.

Trong nghiên cứu được xuất bản vào ngày 15/1 trên Tạp chí Plants, các nhà khoa học mô tả vào những thay đổi trong cấu trúc thực vật tại khu vực gần nơi xảy ra vụ phát tán năng lượng hạt nhân, kết quả của tai nạn Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi (FNPP) do động đất dẫn tới sóng thần gây ra.

Sau tai nạn, bức xạ ion hóa và chất phóng xạ được phát tán ra các khu vực xung quanh và gây ảnh hưởng lên hệ thực vật gần đó. Trong bài báo nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra những biểu hiện bất thường của hệ thực vật này nhiều năm sau vụ tai nạn.

Bức xạ ion hoá (ví dụ bức xạ hạt nhân) là một dạng năng lượng loại bỏ electron từ các nguyên tử và phân tử mà nó tiếp xúc trong không khí, môi trường chất lỏng và trong các vật chất dạng rắn. Do đó bức xạ này rất nguy hiểm đối với sinh vật sống.

Để đi đến kết luận, các nhà nghiên cứu quan sát các vòng vân của thực vật (xoắn hay vòng vân là cách gọi chung cho cấu trúc mà từ một điểm trung tâm, lá cây hay cánh hoa tỏa rộng ra). Thay vì phân nhánh theo mong đợi, các vòng vân được quan sát chỉ ra sự phát triển không đều, thậm chí không mọc chồi như cây không tiếp xúc với bức xạ. Hơn nữa số lượng các đột biến lạ tỷ lệ thuận với lượng bức xạ ảnh hưởng lên cây.

Nhóm tác giả nghiên cứu cho biết một điều điểm bất thường khác mà họ phát hiện là sự thiếu vắng chồi cây ở cây linh sam Nhật Bản và cây thông đỏ. Điều này xảy ra sau mùa Xuân năm 2012 và đạt đỉnh điểm vào năm 2013, mặc dù lý do chính xác vẫn còn là một điều bí ẩn.

Nhóm nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về bức xạ ion hoá từ sự cố hạt nhân có thể biến đổi cấu trúc của cây lá kim.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những điểm bất thường mà họ tìm thấy tương tự trên cây thông Scots ở khu vực nguy hiểm trong bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl, sau thảm hoạ hạt nhân năm 1986.

AD
Xem thêm: