Có một chiến trường ác liệt khác nơi các bệnh viện dã chiến trong Thế chiến II

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản – quốc gia bé nhỏ đến từ Châu Á đã đối địch với cả thế giới. Quốc gia này đánh cược sự tồn vong của đất nước trong trận chiến, rất nhiều nguời đã hy sinh. Văn bản màu đỏ này chính là lệnh triệu tập những nguời trẻ tuổi ra chiến trường.

https://ameblo.jp/paseritoserori/entry-11579552915.html

Văn bản này thường được gọi là Akagami (lá thư màu đỏ), một khi đã nhận được Akagami bắt buộc phải ra chiến trường. Trong trường hợp cố tình phớt lờ dù đã nhận được lệnh triệu tập, không chỉ người đó mà gia đình cũng sẽ không được sống tử tế.

Những người lính xung phong chiến trận trong tâm thế “Vì nước Nhật, vì Nhật Hoàng, chiến đấu”, thế nhưng mấy ai thực sự mang theo những cảm xúc này khi nhận được tấm thư màu đỏ kia?

Akagami cũng được gửi đến cho những thiếu nữ trong độ tuổi 10 đến trên 20. Những người này sẽ được gửi đến các bệnh viện dã chiến trên chiến khu với tư cách y tá quân y.

https://mag.japaaan.com/archives/166819

Có khoảng 50,000 y tá quân y đã được Hội chữ Thập đỏ Nhật Bản gửi đi. Hầu hết trong số họ chỉ ở độ tuổi đôi mươi. Họ là những người đã chữa lành vết thương cho binh lính đang liều mình chiến đấu vì đất nước. Đành rằng cũng có người nguyện ý xung phong, nhưng đa số các trường hợp đều cố nén nước mắt khi nhận được thư triệu tập.

Bởi lẽ tình hình các bệnh viện dã chiến trên chiến trường vô cùng khốc liệt.

Đặc biệt trong nửa sau của cuộc chiến, khi mà Nhật Bản đã ở trên bờ vực bại trận, không nhìn thấy tia hy vọng chiến thắng nào. Thuốc men không được cung ứng, đến cả những vết thương hay bệnh tật lẽ ra có thể chữa lành cũng trở thành đòn chí mạng. Những cô gái này cũng phải chịu đựng rất nhiều căn bệnh đặc trưng của vùng nhiệt đới.

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng. Chiến tranh đã kết thúc, lẽ ra họ có thể về nhà nhưng tình hình Nhật Bản lúc bấy giờ không cho phép điều đó.

Nếu bị đám lính Mỹ như quỷ dữ kia bắt giữ, chuyện gì sẽ xảy ra, không ai biết được. Mang theo tinh thần Yamato Nadeshiko (tương đương với công dung ngôn hạnh), những cô gái đã được giáo dục để chết một cách duyên dáng. Yamato Nadeshiko không chỉ mang ý nghĩa của một người con gái dịu dàng, nết na, giỏi giang tháo vát mà cũng phải thật mạnh mẽ, nhưng tuyệt đối triết lý này không dạy họ phải chết như thế nào.

Tại một bệnh viện dã chiến nọ, y tá trưởng trao cho từng y tá ở đó một gói thuốc và dặn rằng nếu bị người nước ngoài tấn công, hãy uống thuốc. Gói thuốc ấy chính là Kali xyanua, một loại kịch độc.

Họ cũng được dạy dùng thuốc trong những trường hợp khẩn cấp để cho quyết tâm không bị lung lay. Đây phải chăng là một dạng kiểm soát tâm lý (Mind Control)?

Vì quốc gia, vì những nguời lính đang chiến đấu trên chiến trường, những y tá này đã cống hiến tất cả, ấy vậy mà cuối cùng bị buộc phải tự sát. Một cuộc chiến bi thương như vậy, tuyệt đối không được để nó xảy ra một lần nữa. Thêm nữa không riêng gì quân đội mà dân thường cũng bị kéo vào và trở thành vật hy sinh. Đó là lý do chúng tôi căm ghét chiến tranh, và hy vọng rằng chiến tranh sẽ không xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Abe Kengo
Xem thêm: