Dự án kết nối trẻ em Nhật với các chuyên gia trong ngành để giúp các em hiểu rằng việc đi làm không chỉ toàn nỗi đau

Khi chứng kiến cha mẹ làm việc tại nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19, áp lực căng thẳng từ phía phụ huynh có thể khiến trẻ em có ấn tượng không tốt về công việc, tác động tiêu cực lên các quyết định chọn việc làm của các em khi trưởng thành.

Biết được điều này Dip – trang web về thông tin nghề nghiệp có trụ sở tại Tokyo đã tổ chức chương trình cho phép học sinh tiểu học được trực tiếp lắng nghe chia sẻ từ những người đang làm trong ngành nghề mà các em quan tâm. Chương trình hy vọng trẻ có thể cảm nhận được sự yêu nghề của những người lớn đang làm việc và từ đó thay đổi ấn tượng về việc đi làm.

Nhà khí tượng học Masanari Harada lan tỏa niềm vui nghề nghiệp của mình với học sinh trong một  buổi chia sẻ Online được tổ chức vào tháng 12 năm 2021.

Sử dụng ứng dụng Zoom, công ty Dip đã kết nối khoảng 450 học sinh tại 5 trường tiểu học ở Aichi, Osaka và các tỉnh thành khác với nhân viên của 20 công ty trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ nhà hàng, du lịch, chăm sóc y tế đến các lĩnh vực truyền thông.

Vào tháng 12/2021, chương trình được tổ chức tại trường tiểu học Nagai, phối hợp với chính quyền thành phố Yokosuka ở tỉnh Kanagawa. Có 53 học sinh lớp 6 tham gia, chia thành 8 nhóm.

Sáu em học sinh trường Nagai đã có dịp trò chuyện với Masanari Harada, một chuyên viên dự báo thời tiết đang làm việc tại Weather Map, công ty dự báo khí tượng có trụ sở tại Tokyo. Các em đã đặt câu hỏi cho anh Harada trong khoảng 1 giờ.

Khi được hỏi tại sao anh lại quyết định trở thành một chuyên viên dự báo thời tiết, Harada nói ” Hồi nhỏ anh rất thích máy bay nên muốn được làm việc liên quan đến bầu trời. Harada chia sẻ thêm “Anh cũng thấy vui khi các dự báo của anh trở thành hiện thực”.

Để trở thành một chuyên viên dự báo khí tượng, Harada cho biết “Các em không chỉ phải học tốt các môn khoa học, mà còn phải biết đọc bản đồ và biết cách truyền đạt rành mạch về dự báo của mình. Vì vậy cần phải học giỏi cả các môn xã hội và tiếng Nhật”.

“Tóm lại, những gì đang học ở hiện tại sẽ giúp ích cho các em trong tương lai”, Harada nhấn mạnh.Sau buổi giao lưu, sáu em học sinh nói rằng chúng đã hiểu thêm rất nhiều cả về nỗi đau và niềm vui trong công việc của Harada.

Asumi Tawara, một giáo viên tại trường tiểu học Nagai nói: ”Khủng hoảng Covid-19 đã khiến cho các buổi học thực tế bên ngoài trường không thể diễn ra. Nhưng tôi nghĩ bọn trẻ có thể mở rộng hiểu biết về nghề nghiệp bằng cách trò chuyện trực tiếp với người lớn trong các lĩnh vực còn mới lạ với các em”.

Dip đã khởi động chương trình này sau một cuộc khảo sát được thực hiện trước đó vào năm 2019, trên khoảng 60 học sinh. Khảo sát cho thấy nhiều em cảm thấy người lớn rất bận rộn và gặp nhiều khó khăn trong công việc.

Học sinh trường tiểu học Nagai ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa đang trao đổi qua Zoom với nhân viên làm trong lĩnh vực kinh doanh về những niềm vui và khó khăn trong công việc.

Khi đại dịch bắt đầu lây lan nhanh chóng, các công ty tham gia vào chương trình do Dip thực hiện đã bày tỏ sự lo ngại rằng việc các bậc cha mẹ làm việc tại nhà có thể tạo ra hình ảnh tiêu cực về công việc đối với trẻ em.

Aidem – một công ty điều hành trang Web tìm việc làm ở Tokyo đã tiến hành khảo sát 1,000 học sinh lớp 5 và lớp 6 vào tháng 04/2021 để xác định những thay đổi trong nhận thức của trẻ về công việc của cha mẹ trước và sau khi đại dịch diễn ra.

Trong số các kết quả của cuộc khảo sát trên, 76,4% trẻ cho biết chúng bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ đã rất khó khăn để kiếm tiền, trong khi đó 61,2% em nói rằng cha mẹ bận rộn hơn chúng tưởng.

Các chuyên gia cũng cho rằng việc ngày càng nhiều phụ huynh làm việc tại nhà là yếu tố chính dẫn đến sự thay đổi về ấn tượng của trẻ em đối với nghề nghiệp.

Học sinh trường tiểu học Nagai ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa thực hiện cuộc phỏng vấn trực tuyến với một chuyên gia kinh doanh về công việc, để hiểu hơn về nghề nghiệp mình muốn làm trong tương lai 

Teruyuki Fujita, Giáo sư Đại học Tsukuba, chuyên về giáo dục nghề nghiệp cho trẻ em cho biết: ” Trẻ em có thể cảm thấy bất an khi chứng kiến sự căng thẳng của bố mẹ chúng khi làm việc ở nhà”.

Ông nói thêm: ”Trẻ em sẽ thích thú hơn với công việc trong tương lai nếu cha mẹ hoặc những người lớn gần gũi với chúng chia sẻ niềm vui khi làm việc hay giải thích các lý do khiến họ căng thẳng trong phạm vi trẻ có thể hiểu được”.

yukie
Xem thêm: