Bài thuyết giảng của Samurai – Đừng xỉ nhục người bại trận, không phải cứ thắng mà muốn làm gì thì làm

Dù ở Nhật hay ở bất cứ quốc gia nào khác đều ca ngợi Nhân tình Nghĩa lý, thế nhưng chắc chắn vẫn có những người có thái độ lạnh nhạt với kẻ thất bại.

Trong tiếng Nhật có câu:

“水に落ちた犬は棒で叩け”

(tạm dịch: con chó đã rơi xuống nước mà còn dùng gậy đánh)

Câu này ám chỉ những kẻ dồn ép, xua đuổi đến cùng người bại trận, gặp cảnh ngộ khó khăn đến mức không đứng lên được.

Cá nhân tôi cho rằng loại người này trong xã hội rất nhiều. Đặc biệt trong những trận chiến sinh tử.

Trong bài lần này tôi xin phép được giới thiệu nhân vật có tên Hiratsuka Hisayoshi, một Samurai đã lên tiếng chỉ trích những kẻ xem thường người bại trận.

https://mag.japaaan.com/archives/169747

Hiratsuka Hisayoshi sống vào thời Chiến quốc, khi các Samurai tranh đấu quyết liệt với nhau xem ai sẽ là người thống nhất Thiên hạ. Đây là thời kỳ Nhật Bản rơi vào những trận chiến triền miên.

Hisayoshi ghét thua cuộc, được ca ngợi về sự bất bại, mạnh mẽ áp đảo mọi chiến trận. Hisayoshi đã được Ieyasu Tokugawa (nhân vật thống nhất Nhật Bản và xây dựng nên thời kỳ Edo thịnh vượng kéo dài 300 năm) mời về đội.

Tuy nhiên cùng lúc đó, Hisayoshi cũng nhận được lời mời từ kẻ thù của Ieyasu Tokugawa là Ishida Mitsunari.

Dẫu biết rằng thời thế sẽ chiều theo Ieyasu Tokugawa nhưng cá nhân Hisayoshi không thực sự thích Ieyasu.

“Ieyasu là kẻ keo kiệt, dù có cố gắng đến đâu cũng không được thưởng to”.

Với ký do này, Hisayoshi đã về phục vụ dưới trướng của Ishida.

Quả nhiên, Ishida bại trận trong trận chiến Sekigahara vào năm 1600, anh trai Hisayoshi tử trận còn bản thân Hisayoshi bị bắt sống. Trong tình hình đó, Hisayoshi vẫn dũng cảm hét lớn:

“Giết ta đi”

Thế nhưng Ieyasu vẫn tiếp tục dùng lời lẽ xỉ nhục kẻ bại trận Hisayoshi.

“Một kẻ ngu ngốc. Nếu khi đó ngươi đồng ý lời mời của ta có phải tốt rồi không. Ta keo kẹt á? Thà keo kẹt còn hơn làm bại tướng. Nhà ngươi đúng là không có mắt nhìn người. Từ đó đến giờ ngươi nhận được bao nhiêu tiền thưởng rồi?”

Đáp lại những lời đó, Hisayoshi phản biện:

“Là Samurai bị bắt trên chiến trường cũng chẳng có gì đáng xấu hổ. Chẳng phải ngài đây vốn từ đầu đã là con tin của nhà Tokugawa sao? Vậy mà còn có nhã hứng cười cợt người khác, không thấy kỳ lạ sao”.

Quả nhiên khi còn bé, Ieyasu đã bị gửi ở nhà Tokugawa để làm con tin, nhưng ông không muốn nói điều này cho bất kỳ ai. Khi bị tấn công đột ngột bằng những tổn thương trong quá khứ, Ieyasu im bặt, còn Hisayoshi lại tiếp tục.

“À mà ngài đây hẳn là đã phục tùng cho Toyotomi Hideyoshi quá cố nhỉ. Sau khi Hideyoshi qua đời, ngài đây đã phản lệnh, và đem giao con của Hideyoshi cho kẻ địch nhỉ. Nếu ngài không thấy xấu hổ với điều này, thì thật xấu hổ khi có kẻ tự gọi mình là một Samurai”.

Đến đây Ieyasu muốn giết quách Hisayoshi đi, nhưng nếu giết như vậy lại chứng minh bản thân đuối lý, không thể bác lại những lời nói của Hisayoshi và tự hạ thấp chính mình. Cuối cùng Ieyasu đành phải thả Hisayoshi và từ đó Hisayoshi cũng bặt vô âm tín.

Đúng là dù có thắng cuộc cũng không có nghĩa là muốn làm gì thì làm.

Kengo Abe
Xem thêm: