Địa ngục mà những người “lính sinh viên” Nhật Bản đã chứng kiến trong chiến tranh

Đây là câu chuyện của một sinh viên đại học đã bị gửi đến Mãn Châu ngay trước khi nhập học, tham gia chiến trận chỉ 4 ngày trước khi chiến tranh kết thúc.

Người này đã suy nghĩ trong hơn 70 năm liền, về ý nghĩa chiến tranh với chính mình. 19 tuổi, ở độ tuổi đỉnh cao của thanh xuân, anh bị bắt nhập ngũ, bị ném ra chiến trường khi mà chỉ 4 ngày sau, chiến tranh chấm dứt, và đã chứng kiến cái địa ngục khủng khiếp của cuộc chiến.

“Chiến tranh đã thay đổi cuộc đời tôi”.

Shigeo Matsumoto (hiện tại đã 93 tuổi) cười nói “Năm 18 tuổi, tôi lên Tokyo một năm để tận hưởng tuổi trẻ”. Ông sinh năm 1925 ở Fukushima, khi được hỏi về quãng thời gian đó, ông nheo mắt đầy hoài niệm và bắt đầu kể:

“Khi tôi học tiểu học thì toà nhà quốc hội đã xây xong. Tôi từng ngưỡng mộ những kiến trúc sư và cũng mơ mộng mình sẽ xây đựng một toà nhà như vậy. Họ hàng của tôi nhiều người làm bác sĩ nên tôi cũng muốn làm bác sĩ. Thế nhưng có một người quen của bố tôi làm trong ngân hàng đã gợi ý tôi học về kinh tế, và thế là cuối cùng tôi được nhận vào khoa chính trị và kinh tế ở Đại học Waseda”.

Ông Matsumoto đổ khoa Khoa học chính trị và Kinh tế tại đại học Waseda vào năm thứ 5 trung học theo hệ thống giáo dục cũ. Ông chuyển đến Tokyo vào năm 1943 để được giáo dục dự bị.

Đó là 2 năm trước khi chiến tranh kết thúc.

“Tôi không có nhiều khái niệm về chiến tranh. Trong những đoạn phim tài liệu ở rạp chiếu bóng, nước ta thắng, và nước ta luôn thắng, tôi chưa từng nghĩ rằng Nhật Bản sẽ thua”.

Cuộc sống của Matsumoto từng rất bình thường, ăn học và chơi đùa cho hết tuổi trẻ, Matsumoto nghĩ mình sẽ cứ mãi như thế, tốt nghiệp rồi kiếm việc làm.

Thế nhưng “giai đoạn xám xịt của cuộc đời” đã đến gần. Vào tháng 10, lệnh hoãn nhập ngũ đối với sinh viên trên 20 tuổi bị huỷ bỏ. Đó là sự khởi đầu của khái niệm “Lính sinh viên”.

Năm 1944, hệ thống tuyển lính từ nhân dân được tăng cường. “Hướng dẫn các biện pháp khẩn cấp trong giai đoạn quyết định của cuộc chiến” do Nội các đưa ra quy định về việc tăng cường vận động học sinh, hạn chế đi lại, giảm ngày nghỉ, cấm hưởng thụ xa hoa.

Matsumoto và những người bạn tham gia khoá huấn luyện quân sự do các sĩ quan giảng dạy, rèn luyện cách chiến đấu bằng súng trường. Matsumoto khi đó rất ghét những buổi huấn luyện này, anh nghĩ rằng nếu tham gia câu lạc bộ xe hơi và có giấy phép sẽ được miễn trừ nên đã gia nhập câu lạc bộ. Thế nhưng việc huy động lính sinh viên đã được quyết định, Matsumoto và bạn bè trang lứa được điều đến những công trường, làm việc ở đó và ngủ lại.

Tháng 2 năm 1945, giấy báo nhập ngũ được gửi đến “nó nhỏ hơn cả một tấm bưu thiếp” – ông nói.

“Cuối cùng thì ngày này cũng đến. Tôi không muốn ra chiến trường, nhưng cũng không thể trốn chạy”.

Ngay khi Matsumoto thông báo nghỉ học ở trường, anh thanh toán tiền trọ và lập tức thu dọn hành lý về nhà.

“Những người dân địa phương đưa tiễn đám lính bọn tôi bằng bài hát mở đầu với câu ‘dũng cảm lên để giành chiến thắng’, trong đó có cả câu ‘cha tôi xuất hiện trong mơ, ông khuyến khích tôi chết đi rồi về nhà’ (hy sinh vì chiến thắng). Khi nghe mọi người hát, tôi đã nghĩ rằng tôi không thể sống mà trở về được”.

Con tàu chở lính bị dừng lại do tuyết, nhiều gia đình vội vã ùa lên tàu để nói chuyện với lính đi nghĩa vụ càng lâu càng tốt. Chị gái của Matsumoto cũng ở trong số đó, cô nói “Vậy nhé, nhất định phải sống mà quay về nhé, nhất định, hứa nhé”.

“Từ đó là 3 tháng huấn luyện liên tục. Thật khó khăn, chúng tôi thường xuyên bị đánh đập”.

Matsumoto luôn ghét những buổi huấn luyện quân sự. Không khí trong quân đội thật khủng khiếp. Những sinh viên bị đánh từ sáng đến tối, người lúc nào cũng bê bết máu.

Có rất nhiều bạn đồng trang lứa với Matsumoto ở trại huấn luyện, và ít nhất đó là một sự cứu rỗi. Họ được chỉ định vào cùng một đơn vị súng cối, từ đó, tình “chiến hữu” đã nảy nở khi giúp đỡ nhau nâng những thiết bị nặng.

Trận chiến của họ bắt đầu chỉ trước khi chiến tranh kết thúc 4 ngày

Với Matsumoto, chiến tranh bắt đầu vào ngày 11 tháng 8 năm 1945. Chỉ 4 ngày sau, chiến tranh chấm dứt. Và đúng 1 tuần trước đó, Matsumoto đủ tư cách ra chiến trường. Đối thủ của họ là quân đội Liên Xô, với quy mô gấp 10 lần quân đội Nhật Bản.

Chiến trường đầu tiên của Matsumoto là đây. Trong một cái hố được đào trên núi, anh có nhiệm vụ cho chốt bắn vào một quả đạn pháo rồi mang đến cho người bắn.

“Tôi chỉ biết biết tuyệt vọng mà làm hết sức. Tôi không thể nghĩ về việc thắng hay thua, sống hay chết. Dù trường hợp nào đi nữa, nếu không giết đối thủ, bản thân sẽ là người bị giết. Thay vì tốt hay xấu, ở trên chiến trường là phải giết chết đối thủ, cố gắng hết sức để thoát khỏi nỗi sợ hãi”.

Hoả lực của đối phương áp đảo quân đội Nhật Bản. Chiếc xe tăng hạng nặng đã vào vị trí, nghiền nát từng người lính từ trên đỉnh hào.

Tuy nhiên đồng đội của anh không có súng chống tăng. Vị trung sĩ cho gọi các người lính bao gồm cả Matsumoto: “Chúng tôi quyết định cử ra 5 người làm chổt thí từ mỗi trung đội, có ai tình nguyện không”. Tóm lại công việc của chốt thí là ôm bom lao vào xe tăng. Matsumoto không thể ngẩng mặt lên, anh bất động, mắt dừng tại một điểm, người anh cứng đờ khi nghĩ về việc mình sẽ là kẻ được chọn.

Cuối cùng 5 đồng đội của anh được chọn. Matsumoto cho biết “tôi không thể quên được khuôn mặt như thể dán trên đó nụ cười khinh miệt những kẻ xung quanh của họ”.

Thế nhưng quân Nhật vẫn buộc phải bỏ vị trí và rút lui. Matsumoto trốn vào một ngọn núi gần đó gọi là núi Azuki. Nguồn đạn cạn kiệt, không còn cách nào khác là phải cận chiến.

“Nếu đi bộ xuống đường sẽ bị súng bắn tan xác. Ở bên vệ đường, người đồng hương thân thiết đã chết, quân lính người thì tấn công, kẻ thì tự sát. Thế nhưng kỳ lạ là chúng tôi không nhận được bất kỳ mệnh lệnh nào”.

Nếu không có chiến tranh…

May mắn sống sót trở về, Matsumoto được quay trở lại học ở Waseda và gia nhập Toyota sau khi tốt nghiệp. Sếp của Matsumoto bằng tuổi anh, không tham gia chiến đấu.

Anh ta đã học một cách bình thường, tốt nghiệp và đi làm, cuộc sống mà Matsumoto đã từng tưởng rằng mình cũng sẽ như thế.

“Nếu không có chiến tranh, có rất nhiều điều tôi muốn làm. Dù nói vậy, không có nghĩa rằng tôi đã chạy trốn. Sau chiến tranh, tâm trạng của tôi lẫn lộn. Tôi biết rằng cấp trên lúc đó đã quyết định trao ‘ngọc bội’ cho mình. Đối với quốc gia, tôi là người có công. Nhưng từ góc độ của những người Mãn Châu đã khuất, tôi là kẻ xâm lược. Mặc khác tôi cũng bị quốc gia bỏ rơi, và trở thành nạn nhân. Những cảm xúc mặc cảm, tủi hổ và thất bại là không thể tránh khỏi”.

 

Sacchan
Xem thêm: