Tấm quốc kỳ Mỹ với 300 chữ ký của nạn nhân trại tập trung, cầu cho sự phân biệt đối xử này không lặp lại lần nữa

Chuyện gì đã xảy ra với những người gốc Nhật sống ở nước ngoài trong Thế chiến thứ II?

Những người gốc Nhật sống tại Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ như Mexico hay Peru đều bị cưỡng chế vào các trại tập trung, ước tính khoảng 120,313 người.

Trong số đó chỉ có khoảng 1/3 là có quốc tịch Nhật Bản, đa số đều có quốc tịch của quốc gia sở tại. Điều đó có nghĩa là họ là người Mỹ, người Mexico, người Peru,…

Thế nhưng vì vẫn mang dòng máu Nhật Bản nên họ vẫn phải chịu những ràng buộc, cưỡng chế.

Bên cạnh đó tại Nhật Bản, các biện pháp cưỡng chế khác cũng được thực hiện trên đối tượng là người Mỹ. Các nhà ngoại giao, doanh nghiệp, du học sinh ở tại những quốc gia đồng minh với Nhật Bản như Mãn Châu, hoặc ở những khu vực có quân đội Nhật Bản chiếm đóng (toàn nước Nhật, Philippines, Bán đảo Mã Lai, Đông Ấn Độ,..) bị cưỡng chế về Mỹ. Trong trường hợp không tuân theo, chỉ đàn ông trên 45 tuổi sẽ bị quản thúc, hoặc trở thành mục tiêu bị bắt giữ, thêm nữa nếu người có quốc tịch Nhật Bản sẽ được miễn trừ.

Trong trường hợp các quy tắc cưỡng chế của Nhật, dù có về nước cũng vẫn có đường thoát. Tuy nhiên các ràng buộc của Hoa Kỳ là rất khắc khe và miễn cưỡng.

Do sự phá hoại gây ra bởi gián điệp Đức tràn lan, người Mỹ lo sợ rằng cũng sẽ bị Nhật Bản huỷ diệt bằng cách tương tự, và quả nhiên đã có một phần gián điệp Nhật Bản trà trộn vào. Thế nhưng việc ép dân thường vào các trại tập trung vẫn là hành động vô cùng quá đáng.

Bi kịch bắt đầu vào năm 1942, đã 80 năm từ khi Tổng thống Roosevelt ra lệnh thực hiện các trại tập trung vào ngày 19 tháng 2.

Một sự kiện đã được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia Người Mỹ gốc Nhật ở Los Angeles để ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc xảy ra thêm một lần nữa.

https://gunosy.com/articles/eNo1d?s=s

Biểu tượng của Hoa Kỳ là lá quốc kỳ với 50 ngôi sao và 13 sọc. Chữ ký trên tấm quốc kỳ trong hình là của những nạn nhân người gốc Nhật đã bị đưa vào trại tập trung. Lá quốc kỳ được lấp đầy với 300 chữ ký này sẽ tiếp tục được trưng bày để lan truyền thông điệp chống lại phân biệt chủng tộc.

Với sự bùng nổ của dịch bệnh COVID-19, những sự phân biệt với người châu Á cũng tăng thêm. Bản chất của một con người không thể được định hình chỉ bằng chủng tộc, màu da, giới tính hay ngoại hình. Biết rằng môi trường đóng vai trò quan trọng để định hình nhân cách, nhưng cách nghĩ của mỗi cá nhân là độc nhất, không thể vì những lý do như “là người Nhật”, “là người Việt”, “là người Trung Quốc” mà quy chụp, định tội bừa bãi.

Kengo Abe
Xem thêm: