Điều mà nạn nhân bị bắt nạt muốn truyền đạt – “Tôi muốn người lớn lắng nghe nhiều hơn”
“Tôi muốn người lớn lắng nghe nhiều hơn”
Đây là tâm sự của một nam sinh khoảng độ 20, nhìn lại những tháng ngày bị bắt nạt ở trường học. Bị bạn cùng lớp phủ nhận sự tồn tại, bị quấy rối và thậm chí đã từng có suy nghĩ tự sát. Cậu cũng rất sốc khi người lớn không chịu hiểu cho những lo ngại của bản thân. Làm người lớn là như thế nào?
Matsumoto (tên giả) hiện tại 20 tuổi, đã từng bị bắt nạt vào năm 1 trung học. Cậu được gọi là いじめサバイバー Ijime Sabaibaa (Sống sót sau khi bị bắt nạt).
Ảnh NHK
Vào tháng 5 của năm thứ 1 trung học, đột ngột, Matsumoto bị một bạn học nói rằng cậu bị từ chối tồn tại. Khi nghe vậy các bạn khác bật cười. Tiếp đến cậu liên tục phải nghe những câu tương tự, bị quấy rối ví dụ như bị cho rác vào ngăn bàn, hộc đựng đồ bị phá cho lộn xộn,…
Chỉ là vào một ngày, sự bắt nạt ấy ập tới, vẫn không hiểu nguyên nhân là gì. Cũng bởi ảnh hưởng từ cái ngày ấy mà cuộc sống của cậu học sinh cũng hoàn toàn đảo lộn.
Cậu ghét đi học, sợ vào lớp.
Cả một học kỳ miễn cưỡng đến trường, thật nhẹ nhõm khi kỳ nghỉ hè tới.
Thế nhưng khi mùa hè gần kết thúc, Matsumoto chán ăn, thậm chí không ngủ được vì sợ những ngày tháng ấy sẽ lặp lại.
Giáo viên và phụ huynh phản ứng như thế nào?
Matsumoto đã nói với phụ huynh về việc bị bắt nạt, và cho biết không muốn đi học. Thế nhưng đổi lại, cha mẹ cậu chỉ khuyến khích những câu đại khái như “Đừng để ý” hay “Cố lên”. Không những không được xử lý, phụ huynh lại còn yêu cầu con phải đi học. Matsumoto nghĩ rằng là vì cha mẹ lo lắng cho cậu thôi.
Vì thế nên cậu nhờ đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên nói rằng nếu xem cậu là trường hợp cá biệt, cậu sẽ bị trả thù, do đó giáo viên chỉ dặn dò chung chung.
Khi đó Matsumoto chỉ biết rằng mình sợ đi học. Vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ hè, cha mẹ cậu đặc biệt chú ý với cậu, và cả khi cậu thoát chết khi cố tự sát, cậu tự hỏi tại sao họ không quan tâm tới cậu sớm hơn. Nói thẳng ra, tại sao không lắng nghe nhiều hơn khi cậu thú nhận rằng mình bị bắt nạt. Tại sao không giúp cậu tìm cách để thoát khỏi sự bắt nạt, hướng về phía trước.
Rời bỏ không phải là trốn tránh thực tại.
Cuối cùng Matsumoto đã quyết định thi tuyển vào một trường khác để chuyển trường. Lúc này cậu có một ước mơ muốn hiện thực hoá, đó là tìm kiếm công việc liên quan đến làm Video. Vì điều này mà cậu muốn thay đổi chính mình. Thế nhưng đi học dù thế nào đi nữa vẫn khiến cậu sợ hãi. Do đó không còn cách nào khác là phải đổi trường. Tuy rằng khi đó cậu nghĩ liệu có phải như vậy chỉ là vì cậu đang trốn tránh thực tại hay không.
“Sau bao lần đối diện với bản thân, tôi đã đưa ra câu trả lời”.
Matsumoto đã cầu xin cha mẹ của mình “Chỉ còn cách đổi môi trường thôi, xin hãy cho con học ở một trường khác”.
Ban đầu cha mẹ cậu khuyên rằng hãy cố chịu đựng ở ngôi trường này một chút nữa thôi, nhưng khi thấy con mình đã nghĩ đến thế, họ cũng chấp nhận chuyện chuyển trường.
Quan trọng nhất là có người lắng nghe và ủng hộ
Ở ngôi trường mới, ước muốn thay đổi trong Matsumoto rất mãnh liệt. Cậu muốn bạn học ở đó hiểu được mình nên đã chia sẻ những trải nghiệm cá nhân khi bị bắt nạt. May mắn thay, bạn học chịu lắng nghe và an ủi “Thật may mắn rằng cậu vẫn vô sự”.
Và trong số những bạn học cũng có người bộc bạch về trải nghiệm bị bắt nạt.
Các giáo viên ở trường mới cũng rất chịu lắng nghe, và nếu định làm gì, họ sẽ ủng hộ.
Quan trọng nhất vẫn là có người lắng nghe và ủng hộ. Matsumoto cảm thấy có thể được chấp nhận, có thể ở lại nơi này. Đã rất lâu rồi cậu mới cảm thấy an toàn.
Gửi đến người lớn
“Đầu tiên, xin hãy lắng nghe câu chuyện của những đứa trẻ bị bắt nạt. Trong trường hợp này, tôi nghĩ dù có là người lớn cũng không thể giải quyết vấn đề ngay lập tức. Vậy thì trước hết, hãy từ từ lắng nghe xem đứa trẻ đó cảm thấy gì, muốn gì, sau đó cùng nhau nghĩ cách. Lúc đó hãy hiểu rằng cách nghĩ của người lớn sẽ có sự khác biệt với cách của người trong cuộc. Vì vậy cần phải dành thời gian để lắng nghe. Và khi đã có cách hãy hành động để thực hiện.
Tôi muốn người lớn cho thấy rằng họ là người có thể tin tưởng.
Cho dù tôi có vượt qua, cũng bởi vì tôi đã gặp được những bạn học cũng như những người lớn chịu lắng nghe và hỗ trợ ở ngôi trường mới”.
Đôi lời muốn nói với những nạn nhân của bắt nạt
“Đừng ôm nỗi khổ một mình. Hãy giải bày lo lắng với một ai khác, chắc chắn sẽ có người lắng nghe.
Nói gì cũng được, ‘cứu tôi với’, ‘khổ lắm’, ‘hãy nghe tôi nói’, gì cũng được, nhưng hãy dũng cảm để bộc bạch với người khác.
Và khi đó tôi muốn nói rằng ‘Nơi bạn ở hiện tại không phải là tất cả’.
Trong trường hợp của tôi, tôi đã được cứu khi chuyển trường”.
Do di chứng của việc bị bắt nạt, hiện tại Matsumoto vẫn cảm thấy bất an, và đôi khi phải uống thuốc. Vết thương vẫn chưa lành hẳn.
Tuy nhiên từ đáy lòng, Matsumoto đã có thể nghĩ rằng “Mình vẫn còn sống”.
“Tôi tin rằng người lớn có trách nhiệm tạo ra một thế giới tốt đẹp cho trẻ em, một nơi dễ sống với chúng.
Kể cả tôi hiện tại cũng đang suy nghĩ có thể làm gì cho những người bị bắt nạt, và muốn tiếp tục gửi đi tín hiệu như thế này”.
Sacchan