Câu chuyện du học sinh quốc tế ở Nhật bị tước đoạt tự do

“Cứ như một con vật”
Đây là câu chuyện về một du học sinh Nhật bị lấy mất tự do, và những trải nghiệm thực tế của cô ở Nhật Bản.

Đã 1 năm 3 tháng kể từ khi cô gái 28 tuổi bị cướp mất tự do.
Trong một căn phòng mà chỉ cần 4 người lớn vào là sẽ chật, cô gái thì thầm qua tấm nhựa Acrylic đầy vết xước.
“Tôi muốn cố gắng hết sức ở Nhật, vì vậy tôi phải ra khỏi đây càng nhanh càng tốt”.

Cục xuất nhập cảnh Tokyo cách ga JR Shinagawa chỉ khoảng 10 phút đi xe buýt. Cô gái Myanmar hiện đang bị giữ ở đây cũng chưa từng bị xử phạt hình sự. Thế nhưng cô lại bị giam cầm ở nơi này “không thời hạn”.

Để liên lạc với bên ngoài, cô gái chỉ có thể dùng điện thoại công cộng và thư. Thời gian tập thể dục cũng hạn chế. Sống trong 1 căn phòng 6 người mỗi người một quốc tịch, cô gái tưởng chừng đã đến giới hạn.

Tại sao việc này lại xảy ra? Chuyến đi Nhật 2 triệu Yên.

Vào tháng 4 năm 2016, cô gái nói rất trôi chảy “Tôi đến Nhật vì nghe nói nơi này có nền giáo dục rất tốt”.
Cô học kiến trúc ở Myanmar, và làm việc cho một công ty kiến trúc. Quyết định đi du học Nhật Bản là để có thêm kiến thức chuyên ngành.
Để đến Nhật mất khoản chi phí 2 triệu Yên. Tiền này cô dựa vào cha mẹ, thiếu thì đi vay người thân.

Cô gái theo học một trường tiếng ở Tokyo, nhưng lại bị bệnh kinh niên ở ngực, không quen khí hậu và thường xuyên bị ốm.

Thêm nữa do khoản nợ từ trước và học phí, cô gái thường xuyên vắng tiết vì phải đi làm thêm ở cửa hàng tiện lợi, cửa hàng đồ ăn nhanh, nhà hàng Sushi,…
Đến năm thứ 2, cô gặp rắc rối với nhà trường.
Cô gái được thông báo rằng sẽ bị đuổi học vì không đủ thời gian lên lớp. Cô gái cho biết nhà trường đang giữ Passport và thẻ cư trú, và nói với cô như sau:
“Nếu thế này thì không gia hạn visa được. Nếu về nước sẽ được trả lại Passport và thẻ cư trú, còn không sẽ bị bắt”.


Tài liệu thông báo quá hạn Visa. Tại thời điểm này, nữ du học sinh đã có 3 ngày “lưu trú bất hợp pháp”.

Không kịp gia hạn visa

Trước tình hình khó khăn, cô gái nhờ một người Myanmar sống ở Nhật, làm trung gian thương lượng với cục xuất nhập cảnh để có thể lấy lại passport từ phía nhà trường. Qua đó dù đã có thể thoả thuận với phía trường nhưng lại không kịp thời hạn gia hạn Visa.

Đó là phần giải thích của nữ du học sinh, nhưng phía trường lại có lời giải thích khác (theo thông tin của BuzzFeed).
“Đúng là trường giữ Passport của nữ du học sinh này, nhưng là để thay mặt xin Visa. Trường cũng giữ Passport của những học sinh khác. Nhưng nữ du học sinh này đã tự ý lấy trộm Passport”.

https://vn.japo.news/contents/wp-admin/edit.php”Sau một thời gian không liên lạc được, trường đã nhờ đến nhóm tư vấn pháp luật và người Myanmar. Chúng tôi đã nói rằng trường có thể gia hạn Visa nhưng cô ấy không tin. Cứ như vậy thì chắc chắn Visa sẽ bị cắt, và sau này cô ấy sẽ như thế nào chúng tôi cũng không biết”.
Lý do để đuổi học nữ du học sinh được đưa ra là vì không đủ tỷ lệ lên lớp, đại diện nhà trường cho biết:
“Kể cả khi chúng tôi đã yêu cầu viết kiểm điểm một lần thì tỷ lệ lên lớp cũng không cải thiện. Tôi nghĩ rằng du học sinh này đi làm thêm vì muốn có tiền”.

Sự giam cầm mà không bên nào biết nguyên nhân

Tại sao cô ấy lại bị cục xuất nhập cảnh giữ?
Nữ du học sinh bị cục thông báo là không thể kéo dài hạn Visa, và cứ thế ký vào các tờ khai báo.
“Tôi rất sợ và không biết bản thân sẽ ra sao”, trong thời gian đó cô ở nhờ nhà bạn.
Tiếp đến cô bị cục xuất nhập cảnh gọi đến, và bị giữ luôn tại nơi đó. Đấy là vào tháng 11 năm 2017.

Nữ du học sinh đã đóng học phí kỳ tiếp theo cho trường tiếng là 700,000 Yên nhưng không được hoàn trả. Nguyên nhân vì quy định của trường là phải trở về nước mới được hoàn tiền.

Khi phóng viên đến đưa tin, nhà trường cũng không biết cô gái vẫn đang bị cục xuất nhập cảnh giữ lại. Trường cho biết “Chúng tôi cũng gặp rắc rối trong việc xử lý khoản tiền này nên muốn liên lạc với cô ấy”.
Nhóm tư vấn pháp luật của trường đã giúp cô gái làm thủ tục, nhưng sau đó bị cắt liên lạc và cứ nghĩ rằng cô đã về nước.

Phóng viên tỏ ra nghi ngờ “Trường cho biết nữ học sinh đã ăn trộm passport, nhưng trường cất giữ giấy tờ ở đâu mà lại để học sinh dễ dàng lấy trộm như vậy?” thì chỉ nhận được câu trả lời “Học sinh đã ký xác nhận rằng sẽ về nước, nhưng chắc chắn là đã nói dối ở đâu đó. Nếu chỉ đơn giản là quá hạn Visa làm sao lại bị giam giữ thời gian dài như vậy?”.

Thực trạng của việc giam giữ dài hạn

Trong trường hợp nữ du học sinh trên, lời khai của cô gái, của nhà trường, cũng như các tổ chức pháp luật liên quan chồng chéo, và không rõ ràng.
Tuy nhiên có một thực tế không thể phủ nhận rằng cô gái đã bị giam giữ hơn 1 năm từ năm 27 tuổi tại Nhật. Và trường hợp tương tự như cô gái này cũng không phải hiếm.

Shoichi Shijuku, một luật sư chuyên về các vấn đề giam giữ dài hạn, giải thích:

“Nếu văn bản cưỡng chế trục xuất được ban hành, việc giam giữ và cưỡng chế trục xuất sẽ được thực hiện dựa trên đó. Giam giữ theo lệnh trục xuất là vô thời hạn. Trong trường hợp cưỡng chế trục xuất có hai loại là cá nhân tự bỏ chi phí về nước hoặc Chính phủ tài trợ, thế nhưng đa số trường hợp cá nhân sẽ bị giữ tại cục xuất nhập cảnh thời gian dài để chờ về nước theo diện tự chi trả.

Trong trường hợp không thể trục xuất cũng có chế độ tạm thả. Thế nhưng dù có được trao trả tự do tạm thời thì cũng bị cấm làm việc, và phải có giấy phép của cục trong trường hợp rời khỏi địa phương thường trú.

“Thêm nữa, nếu đã nộp đơn xin tị nạn, cho đến khi thủ tục hoàn tất sẽ không thể cưỡng chế trục xuất. Gần đây, không ít trường hợp kể cả không thể trục xuất cũng không được tạm thả, và sẽ tiếp tục bị giam từ 2 đến 3 năm”.

Một loạt các quyết định có thể được cục trực tiếp chỉ đạo mà không cần thông qua toà án. Vì không có thời hạn, trường hợp cá nhân không về nước, họ sẽ bị giam giữ thời gian dài.

Theo Bộ Tư pháp, có 713 người bị giam giữ dài hạn như trường hợp nữ du học sinh trong hơn nửa năm, tính đến cuối tháng 9 năm 2018. Liên quan đến các trường hợp này có vài trường hợp tự sát và đã có người chết, cũng không ít chỉ trích chế độ này trên quan điểm nhân đạo.

Tiếng nói người trong cuộc

Nữ du học sinh cho biết “Tôi nghĩ mình đã bị lừa”.
Vì quá muốn được ra ngoài, cô đã nhờ một người quen Myanmar làm thủ tục để được tạm thả, nhưng không có tiến triển.
Xét trên tình hình xung đột vũ trang ở Myanmar ngày càng gay gắt, cô cũng nộp đơn xin tị nạn để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên trước tình hình quốc tế cũng như tình hình quản lý nhập cư hiện nay, việc được công nhận là dân tị nạn khó có thể xảy ra.

“Tôi vẫn đang bị bắt giữ, và rất đau khổ. Tôi không thể ra ngoài, không thể làm gì cả. Tôi thấy mình không phải con người, mà như một con vật”.

Cô gái này vẫn đang học tiếng Nhật mỗi ngày, với mong muốn ngày nào đó có thể ra ngoài.

Sacchan
Xem thêm: