Chân dung nhân vật đằng sau ý tưởng tách bạch thực giá và mệnh giá của tiền tệ, tiền đề cho hệ thống tiền tệ đang được vận hành trên toàn cầu

Bạn đang có bao nhiêu tiền? Bạn có bao giờ nghĩ về thực giá và xem xét liệu tiền bạn đang cầm có tương đương với giá trị trên danh nghĩa của số tiền ấy?

Tiền chúng ta đang sử dụng hiện nay là một “quy định chung” được công nhận rộng rãi, được sản xuất rất rẻ bằng nguyên liệu giấy và nhựa.

Trước kia tiền trông giống như thế này.

Đồng tiền lấp lánh làm bằng kim loại như vàng, bạc và đồng. Đúng vậy, tiền ngày xưa dù có nấu chảy ra để dùng thì nó vẫn có giá trị tương đương với giá trên danh nghĩa.

Sử dụng tiền nhưng thực ra bạn đang đổi đồng tiền kim loại trị giá 10,000 Yên để lấy món hàng 10,000 Yên. Tóm lại đó cũng là một dạng hàng đổi hàng giống như trước khi tiền được ra đời, có chăng chỉ là dùng chung một loại hàng để đổi cho thống nhất.

Thế nhưng có một thiên tài đã cứu cả nước Nhật bằng cách tách riêng giá danh nghĩa và thực giá, tạo nên đồng tiền phổ thông mà chúng ta sử dụng trong thời nay.

Thiên tài ấy có tên Ogiwara Shigehide. Bài hôm nay sẽ giới thiệu về thử nghiệm đầu tiên trên thế giới của vị thiên tài này.

Ogiwara Shigehide sống vào thời Edo, là thời đại cuối cùng của Samurai.

Vào lúc này gia tộc Tokugawa đang thống trị Nhật Bản nhưng theo thời gian kho dự trữ của họ dần suy giảm. Ở thế hệ thứ 3 của gia tộc, cuộc sống vẫn rất xa hoa, thế nhưng đến đời thứ 5 đã gần như cạn kiệt.

Nguyên nhân không phải vì nhà Tokugawa tiêu xài quá phung phí mà vì sản xuất vàng và bạc giảm. Tất cả các quặng khoáng sản có thể khai thác thủ công đều đã bị đào cả lên, do đó mà lượng vàng và bạc để đúc tiền cũng không còn nhiều.

Khi tình hình tài chính xấu đi, gia tộc Tokugawa đã thuê 32 người để xử lý tình trạng này. Một trong số đó là nhân vật chính, Ogiwara.

Những quân sư đã thử rất nhiều cách khác nhau, nhưng gần như không có cách nào có khả năng phổ biến rộng rãi.
Chiến lược cuối cùng là thay đổi tiền xu.

Lúc bấy giờ hàm lượng vàng trong tiền xu là 85%, quyết định giảm xuống chỉ còn 57,36%.
Thay vào đó hàm lượng bạc tăng lên, và giá sản xuất tiền xu cũng giảm đáng kể.
Riêng mệnh giá đồng tiền vẫn giữ nguyên như cũ.
Họ cũng cân nhắc thu hồi đồng xu cũ để phát hành đồng xu mới, từ 2 đồng xu cũ có thể sản xuất đến 3 đồng xu mới.

Đây chính là kế sách thoát khỏi khủng hoảng do Ogiwara vạch ra.

Đây cũng được xem là lần đầu tiên trên thế giới, có đồng tiền tạch bạch được thực giá và giá trên danh nghĩa.

Ogiwara đã từng nói như thế này:

“Cho dù có là đồng nát, nếu được Chính phủ bảo kê và in ấn, rồi cho lưu thông trong công chúng, nó sẽ trở thành tiền”.

Đây chính là hệ thống tiền tệ đang được vận hành trên toàn thế giới, và người đưa ra ý tưởng ban đầu chính là Ogiwara.

Kết quả ai sẽ bị lỗ với kế sách này? Câu trả lời là tầng lớp thượng lưu

Với người có thu nhập trung bình, sự thay đổi ấy chỉ dừng lại ở thiết kế của đồng xu mà thôi. Nếu mỗi ngày đều tiêu xài gần như sát với ngân sách, không có nhiều tiền tiết kiệm, thì sự thay đổi này chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng với người giàu, họ có rất nhiều khoản tiết kiệm, nếu phải đổi tiền xu cũ lấy tiền xu mới, thì chẳng khác gì số vàng trong kho bị giảm xuống.

Tuy rằng do mệnh giá tiền không thay đổi, dù là giàu hay nghèo, sinh hoạt hằng ngày không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng vào lúc Chính phủ đương thời (bên bảo lãnh cho giá trị của đồng tiền) sụp đổ, không ai có thể bảo lãnh tiếp cho giá trị của đồng tiền ấy nữa, và khi đó chỉ còn cách phán đoán giá trị tiền tệ dựa trên thành phần kim loại.

Trong tình huống đó, đây là một màn cược lỗ to.

Thế giới hiện tại cũng vận hành đúng theo cách đó.

Giá trị sản xuất một tờ 10,000 Yên chỉ từ 22 – 24 Yên, nhưng bạn có thể sử dụng tờ tiền này đổi lấy món hàng 10,000 Yên là vì Chính phủ bảo kê cho điều đó.

Thêm nữa, 10000 Yên bạn có thể đổi tương đương khoảng 100 đến 110 đô la, điều này cũng phụ thuộc vào sự cân bằng trong quan hệ tin tưởng giữa các quốc gia.

Hệ thống tiền tệ do Ogiwara sáng tạo ra cũng là cơ sở cho hệ thống tiền tệ hiện đại.

Hiện tại vẫn đang tiến về phía trước, trong tương lai có thể không cần phát hành tiền nữa mà sẽ chuyển sang dạng kỹ thuật số.

Tuy nhiên mặt trái của sự tiện lợi cũng khiến tôi có phần lo sợ. Đó là lý do ngày nay, vàng được bán như một đối tượng để tích trữ, tiết kiệm.

Kengo Abe
Xem thêm: