Bí mật kỹ thuật rèn Cổ đao – những thanh kiếm Nhật từ thời xa xưa vẫn còn là ẩn số

Trong phim ảnh và Anime Nhật Bản, bạn đã chứng kiến những thanh kiếm Nhật sắc bén đến khó tin.

Qủa nhiên kiếm Nhật được rèn tốt nên chém rất ngọt, và có nhiều khả năng sử dụng làm vũ khí, thế nhưng không đến mức cái gì cũng chém được, và đương nhiên cũng không thể phát ra tia lửa hay làn nước, dù không thể phủ nhận chức năng của kiếm khi dùng làm vũ khí rất cao.

Nhưng bạn có biết rằng kiếm Nhật được rèn bằng phương pháp mà dù có sử dụng khoa học hiện đại cũng không lý giải được.

Bài hôm nay sẽ giới thiệu sức hút từ bí ẩn rèn kiếm.

Đầu tiên, kiếm Nhật đa phần được chia làm 2 loại là Cổ đao (古刀) và Tân đao (新刀). Đúng như tên gọi, Cổ đao được rèn từ thời trước, so với Tân đao là kiếm được rèn trong giai đoạn sau.

Tân đao có từ khi cuộc chiến khốc liệt giữa các Samurai đã đến hồi kết, do đó thay vì vũ khí, Tân đao trở thành biểu tượng, gắn liền với hình ảnh của Samurai. Mặc dù hầu hết các thanh kiếm Nhật được phát hiện ngày nay đều là Tân đao, nhưng trong bài này, chúng ta sẽ tập trung vào Cổ đao.

Cổ đao là những thanh kiếm ra đời vào khoảng từ năm 901 đến 1595. Cổ đao được rèn chắc chắn, với sức mạnh có thể chém xuyên giáp của kẻ thù, đồng thời có trọng lượng và độ lớn phù hợp cho các trận chiến mà binh sĩ phải mặc giáp và ngồi trên lưng ngựa để chiến đấu.

Một thanh Tân đao nặng trên dưới 1 kg, thế nhưng Cổ đao chỉ khoảng 600-700 gram.

Đặc biệt, bí ẩn trong việc rèn các thanh Cổ đao đến tận ngày nay vẫn chưa được giải mã. Chúng ta chỉ biết rằng Cổ đao được rèn bằng kỹ thuật luyện thép Tatara.

Thanh Cổ đao nhẹ hơn nhiều so với vẻ ngoài của nó, dù đã dùng công nghệ MRI để làm các phân tích trên mặt cắt của thanh kiếm, nhưng vẫn không thể lý giải được phương pháp rèn này.

Kỹ thuật luyện thép Tatara là phương pháp hoàn chỉnh đã được người Nhật thay đổi sáng tạo một cách độc đáo, dựa trên kỹ thuật luyện thép cổ từ Trung Quốc.

Đây là hình ảnh từ một cảnh trong Anime Mononoke Hime của Studio Ghibli.

Những người này đang giẫm lên một tấm phản để thổi không khí vào giữ lửa, dùng ngọn lửa cháy hừng hực để luyện thép.
Phương pháp rèn này nhằm tách các phần dư (tạp chất) trong kim loại để tinh luyện gọi là 還元 – Kangen (nghĩa gốc của từ này là phục hồi, trả lại về trạng thái ban đầu).

Quá trình rèn được thực hiện ở nhiệt độ tương đối thấp, kết quả là với kỹ thuật rèn Tatara này, một thanh kiếm rất ít tạp chất được ra đời, mạnh mẽ, sắc bén và trên hết là rất nhẹ.

Người ta cũng sử dụng kỹ thuật Tatara ở thời hiện đại, thế nhưng vẫn chưa biết làm thế nào để tạo ra thành phần giống với thép được sử dụng trong thanh Cổ đao, do đó không thể cho ra đời thanh gươm với phẩm chất tương tự.

Tóm lại cách rèn vẫn là một ẩn số.

Có vẻ như bên cạnh công dụng và vẻ đẹp tinh tế, kiếm Nhật còn hấp dẫn bởi nghệ thuật của các thợ rèn điêu luyện với rất nhiều bí mật còn bỏ ngõ.

Abe Kengo
Xem thêm: