Tại sao người Nhật lại tự sát? Điều gì khiến họ tiêu cực đến vậy?

Nhật Bản là tổng hợp của rất nhiều nền văn hoá độc đáo, một phần trong số đó khiến nước ngoài cảm thấy khó hiểu, và đó cũng là lý do đất nước này chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn của nó.

Một trong số đó là…văn hoá tự sát.

Tại sao một người lại muốn tự sát? Điều gì khiến họ trở nên tiêu cực như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

Đầu tiên là một ví dụ từ xa xưa.

Vào ngày 2 tháng 6 năm 1582 xảy ra sự kiện gọi là Honnou-ji no hen (本能寺の変)

https://rekijin.com/?p=13559

 

Trong sự kiện này, các thuộc hạ của người đã gần như thống nhất nước Nhật Oda Nobugana nổi loạn, và ép vị tướng lĩnh vào con đường chết.

Nobunaga khi đó đã rơi vào thế bí, bên cạnh chỉ còn một vài lính đi cùng. Nhưng đau đớn hơn, đó là bị những thuộc hạ đã từng hết mực tin tưởng phản bội. Ông đã phải thốt lên trong kinh ngạc:

是非に及ばず

Câu này có nghĩa tương tự như 仕方がない (Đành chịu thôi, thường dùng trong những tình huống bất lực, không còn làm được gì hơn và xuôi theo tình huống).

Sau đó Nobunaga đã hạ quyết tâm, châm lửa trước Chùa Honnou và tự thiêu.

Tại sao khi đó lại không cố gắng đến phút cuối, tìm đường thoát thân?

Phong tục mổ bụng tự sát của Samurai được gọi là Seppuku cũng tương tự. Phải dùng kiếm để rạch bụng mình, nghe như thể một hình phạt tàn khốc, nhưng đó không phải hình phạt, mà là quyền lợi, theo cách nghĩ của các Samurai.

Ở Nhật có một cách nói rằng suy nghĩ bằng bụng, chứ không phải bằng đầu. Cụ thể, có câu:

腹を割って話す (Hara o watte hanasu), dịch theo nghĩa đen là moi bụng ra mà nói, nghĩa gốc của nó là nói chuyện thẳng thắn, không che đậy, giấu diếm.

Từ đây có thể diễn nghĩa cho hành động mổ bụng tự sát là một cách để chứng minh sự trong sạch của bản thân, do đó mà Samurai xem đây là quyền lợi.

Những kẻ không xứng đáng là Samurai không có quyền Seppuku.

Ví dụ, vào cuối thời Edo, đứng đầu Shinsengumi là Kondou Isamu, một Samurai từ tầng lớp nông dân, người tuyệt vọng duy trì nền trị an lúc bấy giờ, kết cục bị Chính quyền Minh Trị bắt giữ và tử hình bằng cách đem đi chém đầu. Vì bị phán xét là làm điều ngu ngốc, dù là Samurai cũng không được phép Seppuku.

Kể cả trong các thời đại sau thì tư tưởng tự sát này vẫn tiếp tục. Trong quân đội, lính được dạy rằng nếu bị bắt làm tù binh hãy tự sát. Kể các các nữ y tá chiến trường cũng được dạy điều tương tự. Nhiều người tự sát bằng lựu đạn, dao và thuốc độc. Tại sao lại không thể có suy nghĩ rằng phải sống sót cho dù trở thành tù binh?

Các đơn vị tấn công đặc biệt trở thành thiêu thân, lao vào chiến hạm địch cũng được hình thành trên tư tưởng này. Nếu không muốn chết cứ việc đầu hàng quân Mỹ. Vì đang ở trên máy bay, phi công đó hoàn toàn có thể đáp xuống một nơi nào đó, rồi cứ thế mà sống tiếp. Nhưng họ chọn chết để bảo vệ gia đình, bảo vệ quê hương yêu quý của họ. Tôi cho rằng suy nghĩ ấy chiếm thế thượng phong so với nỗi sợ chết, do đó họ đã đâm đầu vào chỗ chết mà không hề do dự.

Bỏ chạy có nghĩa là mang trên người nỗi sợ hãi. Và dù có thế, nhiều người cũng không thể chạy thoát.

Từ đây chúng ta có thể cảm nhận được quan niệm độc đáo của người Nhật giữa sống và chết. Sống không phải là mục đích của họ, chết như thế nào mới là điều quan trọng nhất.

Cái chết của bản thân phải đúng đắn và đẹp đẽ. Cầu xin tha mạng hay chạy trốn đều là bằng chứng cho sự không trong sạch, không thuần khiết. Lúc phải chết thì nên chết, chết khi còn được là chính mình.

Đây là cảm giác mà nhiều người Nhật sở hữu.

Giống như Hoa Anh Đào biểu tượng, được nhiều người yêu mến.

Nếu những bông hoa khác dù đã héo tàn, chuyển sắc vẫn cố gắng bám víu lấy sự sống, thì hoa Anh Đào sẽ rơi xuống và tan biến theo cơn gió khi còn đương lúc đẹp nhất. Bởi lẽ cách hoa nở và tàn trùng khớp với quan niệm về sự sống và cái chết của người Nhật, khi ngắm hoa, dù cảm thán rằng hoa rất đẹp, nhiều người cũng đồng thời cảm nhận được nỗi buồn man mác.

Khoảnh khắc cuối đời nên thật hào nhoáng, khiến cho con cháu có thể tự mãn về người đi trước. Do đó mà bỏ chạy, hay cố gắng sống thêm không bao giờ là lựa chọn tốt nhất.

Nói vậy không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống, chỉ là thay vì sống, chết sao cho đúng đắn được ưu tiên hơn.

Có thể văn hoá tự sát của Nhật Bản ngày nay bắt nguồn từ cảm giác đặc trưng này, thế nhưng ý nghĩa của việc tự sát về bản chất và hiện nay đã có sự khác biệt.

Nhiều người già sẽ rất vui nếu hậu thế của mình có thể tự hào rằng “Ông già tôi đã chết thật ngầu như vậy đấy”.

Dù là quan niệm sống – chết độc đáo, nhưng thế này theo tôi có hơi điên rồ…

 

Kengo Abe
Xem thêm: