Quốc gia duy nhất bị thả bom hạt nhân, cũng “muốn” sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới bị thả bom hạt nhân.

Trong Thế chiến thứ 2, quốc gia này bị thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, bại trận với những thiệt hại khủng khiếp. Cũng chính vì vậy mà Nhật Bản có thái độ bài vũ khí hạt nhân rất mãnh liệt.

Không sở hữu, chế tạo, áp dụng vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản chủ trương “3 nguyên tắc phi hạt nhân” kể trên, thể hiện triệt để thái độ bài trừ vũ khí hạt nhân của quốc gia này.

Mặc dù các cường quốc đều sở hữu vũ khí hạt nhân, chủ yếu là Hoa Kỳ và Nga, nhưng vì việc sử dụng thực tế vấp phải chỉ trích của quốc tế, do đó vũ khí hạt nhân sẽ không được áp dụng. Kể cả chiến tranh vũ trang có xảy ra, nó sẽ bắt đầu và kết thúc với các loại vũ khí thông thường khác.

Tuy nhiên trong lúc cả thế giới đều công nhận rằng vũ khí hạt nhân chỉ để tạo áp lực, thì phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến cả thế giới điên đảo.

Chúng tôi sẽ đưa ra chủ đề về vũ khí hạt nhân đối với các quốc gia thù địch.

Cách nói trực tiếp, đe doạ rằng Nga sẽ bắn vũ khí hạt nhân.

Qua đó, cộng đồng quốc tế công nhận nỗi lo ngại rằng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân như biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp trừng phạt về kinh tế tiếp tục được áp dụng lên quốc gia này.

Trong khi đó, một số chính trị gia Nhật Bản tranh luận rằng liệu Nhật Bản có nên chia sẻ vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ không.

Nhật Bản sở hữu nhà máy phát điện hạt nhân và các công nghệ đi kèm ở một mức độ đáng kể. Nếu muốn tự mình sở hữu vũ khí hạt nhân, chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn.
Do vậy khá nhiều người nghi ngờ Nhật Bản tuy hô hào “phi hạt nhân” nhưng lại bí mật sở hữu vũ khí hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân không phải chỉ dùng để tiêu diệt quân đội của địch, đúng hơn là xoá sổ toàn bộ, kể cả dân thường. Hơn nữa các ô nhiễm do hạt nhân gây ra rất khó xử lý và sẽ tồn đọng trong môi trường thời gian dài. Đây rõ ràng là loại vũ khí không bao giờ nên được phép sử dụng, và nên hoàn toàn bị loại bỏ.

Thế nhưng kết cục, dù ai cũng nhận ra điều đó, nhưng xem ra bất khả thi. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc vẫn cứ diễn ra trong một thế trận mà nước nào cũng đang dè chừng. Nước nào nắm giữ vũ khí hạt nhân, nước đó nắm thế chủ động.

Tiếp theo, để cho cuộc chạy đua vũ trang này không lan rộng, cộng đồng quốc tế sẽ tấn công các quốc gia mới đang cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân. Đương nhiên trong trận chiến này, quyền lợi của các nước lớn vẫn tiếp tục.

Vấn đề ngày nay không đơn giản chỉ là Nga tấn công vũ trang vào Ukraine, mà là vấn đề về một mô hình thế giới trong đó một cường quốc sử dụng vũ khí hạt nhân để đe doạ thống trị một quốc gia khác.

Tóm lại, nếu không mạnh sẽ bị chi phối và cuộc chạy đua vũ trang này là không thể tránh khỏi.

Dù chiến tranh xảy ra có tước đi bao nhiêu sinh mệnh, nhân loại vẫn không hề thay đổi.

Bắt đầu từ ý tưởng chia sẻ vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ, hiện tại vẫn còn tranh luận xem có nên cho phép đưa vũ khí hạt nhân đến các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Nhật Bản hay không Thế nhưng các quốc gia láng giềng cũng như Nga hay Trung Quốc chắc chắn sẽ không bỏ qua hành động này.

Mặt khác, nếu phân tích vào tuyên bố gần đây của Nga, các quốc gia không có vũ khí hạt nhân không còn lựa chọn nào khác ngoài chống chọi với các mối đe doạ.

Liệu sẽ có một ngày chúng ta cùng chung sống trong hoà bình mà không có những mối đe doạ như vậy?

Kengo Abe
Xem thêm: